Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tiểu luận “Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội”
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Tham khảo luận văn - đề án 'tiểu luận “mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội”', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | LỜI MỞ ĐẦU Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của kinh tế tri thức, đòi hỏi mỗi con người phải được đào tạo trình độ học vấn, năng lực ; tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức lao động tốt hơn để có thể đáp ứng những yêu cầu của sự biến đổi khoa học công nghệ hết sức nhanh chóng. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước với những mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, hiện nay, con người và nguồn nhân lực được coi là nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững nền kinh tế nước ta. Đó là yếu tố hết sức bức thiết và cần có tính cập nhật, đáp ứng được yêu cầu về con người và nguồn nhân lực xét trong nước ta nói riêng và quốc tế nói chung. Chúng ta khẳng định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển kinh tế xã hội đồng thời phải là những con người có tri thức và đạo đức. Từ đây mỗi con người dần dần về đúng vị trí là một chủ thể sáng tạo ra các giá trị, bao gồm các giá trị tinh thần và giá trị vật chất, cho bản thân và cho xã hội. Vì vậy, vấn đề cốt lõi là, ta phải thực hiện chiến lược GDĐT nguồn nhân lực, phát triển con người một cách toàn diện cả thể lực lẫn trí lực. Nhiệm vụ của GDĐT là đưa con người đạt đến những giá trị phù hợp với đặc điểm văn hoá và những yêu cầu mới đặt ra đối với con người Việt Nam để thực hiện quá trình đổi mới của nước ta cũng như xu hướng phát triển kinh tế nói chung trên thế giới. Em xin chọn đề tài: Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội 1 NỘI DUNG Triết học nào cũng phải trả lời bằng cách này hay cách khác câu hỏi: Con người là gì? Con người sinh ra từ đâu, hoạt động và phát triển ra sao? Trước khi có học thuyết Mác, những cố gắng của tư duy triết học nhằm đạt tới sự hiểu biết về con người "cụ thể" hiện thực đều không đem lại kết quả, rốt cuộc là chủ nghĩa duy tâm vẫn ngự trị trong nhận thức về con người và về đời sống xã hội. Chỉ đến triết học Mác, vấn đề con người mới được xem xét một cách nhất quán, đầy đủ và sâu sắc hơn, trên cơ sở lập trường của duy vật .