Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình Biện pháp sinh học trong bảo vệ thực vật Chương 3

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Một quần xã sinh vật được xác định bởi các loài sinh vật phân bố trong một sinh cảnh, có những mối tương tác lẫn nhau giữa những loài đó. Một quần xã sinh vật cùng với môi trường vật lý hợp thành một hệ sinh thái | Phần B. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐẤU TRANH SINH HỌC Chương III. CÂN BẰNG SINH HỌC 3.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẦN XÃ SINH VẬT Một quần xã sinh vật được xác định bởi các loài sinh vật phân bố trong một sinh cảnh có những mối tương tác lẫn nhau giữa những loài đó. Một quần xã sinh vật cùng với môi trường vật lý hợp thành một hệ sinh thái HST . Như vậy một cách khái quát nhất HST được định nghĩa là một đơn vị gồm tất cả các sinh vật và các yếu tố vô sinh của một khu vực nhất định có sự tác động qua lại trao đổi chất và năng lượng với nhau. Trong một HST nước bốc hơi từ các quần xã sinh vật và từ bề mặt trái đất rồi rơi xuống trở lại dưới dạng mưa hay tuyết và bổ sung cho các môi trường trên cạn và dưới nước. Đất được tạo thành từ những lớp đá phong hóa và những vật chất hữu cơ thối rữa. Thực vật hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời trong quá trình quang hợp và sử dụng các chất hữu cơ vô cơ cho sự phát triển. Năng lượng tích luỹ trong cơ thể thực vật được động vật sử dụng dưới dạng thức ăn hay được giải phóng dưới dạng nhiệt theo quy luật của chu trình tuần hoàn vật chất của một cơ thể sống hoặc sau khi chúng chết và bị phân hủy. Cây cối hấp thụ khí cacbonic và giải phóng ôxy trong quá trình quang hợp trong khi động vật và các loài nấm hấp thụ khí ôxy và thải ra khí cacbonic trong quá trình hô hấp của mình. Các chất khoáng như nitơ phôtpho được trao đổi theo chu trình tuần hoàn giữa các thành phần sống và không sống của HST. Trong một quần xã sinh vật mỗi loài sử dụng một nhóm những tài nguyên nhất định tạo thành ổ sinh thái của loài đó. ổ sinh thái cho một loài thực vật có thể bao gồm loại đất mà loài đó sinh sống lượng ánh sáng mặt trời và độ ẩm mà loài đó cần thiết kiểu hệ thống thụ phấn của loài và cơ chế phát tán của hạt cây. ổ sinh thái của một loài động vật có thể bao gồm kiểu của nơi sinh sống của loài biên độ nhiệt độ mà loài đó có thể sống được các loại thực phẩm và lượng nước mà chúng cần. Bất cứ thành phần nào của ổ sinh thái đều là nguồn tài nguyên có giới hạn và do đó .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.