Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Động mạch quay: Giải phẫu ứng dụng và các kỹ thuật lấy mạch ghép

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Động mạch quay được Carpentier và cộng sự sử dụng làm mạch ghép tự do trong phẫu thuật bắc cầu chủ-vành đầu tiên vào năm 1973 tại bệnh viện Broussais-Paris, Pháp. Khi đó, động mạch quay được sử dụng như là một mạch ghép tự do để thay thế cho tĩnh mạch hiển lớn ở những trường hợp tĩnh mạch hiển không thể dùng được. Tuy nhiên do kỹ thuật lấy chưa hoàn chỉnh, chưa có thuốc chống co thắt động mạch và kết quả chụp mạch máu kiểm tra sau mổ sớm cho thấy tỷ lệ còn thông. | Động mạch quay Giải phẫu ứng dụng và các kỹ thuật lấy mạch ghép I. Mở đầu Động mạch quay được Carpentier và cộng sự sử dụng làm mạch ghép tự do trong phẫu thuật bắc cầu chủ-vành đầu tiên vào năm 1973 tại bệnh viện Broussais-Paris Pháp. Khi đó động mạch quay được sử dụng như là một mạch ghép tự do để thay thế cho tĩnh mạch hiển lớn ở những trường hợp tĩnh mạch hiển không thể dùng được. Tuy nhiên do kỹ thuật lấy chưa hoàn chỉnh chưa có thuốc chống co thắt động mạch và kết quả chụp mạch máu kiểm tra sau mổ sớm cho thấy tỷ lệ còn thông không cao nên động mạch quay không còn được sử dụng. Nguyên nhân chính là do động mạch quay dễ bị co thắt trong và sau mổ dẫn đến tắc hoặc hẹp cầu nối sớm. Mãi đến năm 1992 từ kết quả chụp mạch trên các bệnh nhân đã mổ 15 năm trước cho thấy các cầu nối bằng động mạch quay vẫn còn thông tốt C.Acar đã cải tiến kỹ thuật lấy mạch ghép đồng thời sử dụng diltiazem trong và sau mổ tác giả đã nghiên cứu việc tái sử dụng động mạch quay cho một kết quả rất tốt tỷ lệ cầu nối còn thông sau mổ 2 tuần là 100 . Sau đó rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh ưu thế của động mạch quay so với tĩnh mạch hiển về lâu dài dẫn đến việc sử dụng trở lại động mạch quay như là một mạch ghép tự do đơn hoặc phức hợp mạch ghép trong phẫu thuật bắc cầu chủ-vành. II. Giải phẫu học ứng dụng Để tránh các thương tổn cho các cấu trúc lân cận nhằm làm giảm tối đa các biến chứng do lấy ĐM quay cần nghiên cứu cẩn thận các mốc giải phẫu cũng như các cơ phận liên đới cần bảo tồn 1 2 20 . 2.1 Vùng cẳng tay trước Khi rạch da vùng 1 3 trên cẳng tay cần lưu ý mạng M tĩnh mạch nông tĩnh mạch đầu phía ngoài tĩnh mạch nền phía trong và ở giữa là tĩnh mạch giữa. Bảo tồn hệ tĩnh mạch này làm giảm sưng phù bàn tay và cẳng tay sau mổ. Ngoài tĩnh mạch nông còn có thần kinh bì cẳng tay trong ở phía trong và thần kinh cơ bì ở phía ngoài hình 1 . Hai dây thần kinh này chi phối cảm giác cho phần lớn mặt trong và ngoài cẳng tay nên cần bảo tồn để tránh dị cảm sau mổ. 2.2 ĐM quay phát xuất từ ĐM cánh

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.