Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chế độ thai sản
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Theo quy định tại Điều 28 Luật BHXH, Điều 14 NĐ 152/2006/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH thì điều kiện để được hưởng chế độ thai sản được quy định là: “Lao động nữ (LĐN) sinh con và người lao động(NLĐ) nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi”. Như vậy, theo nội dung bạn trình bày thì bạn đã đóng BHXH từ tháng 01/2010, do đó bạn đã có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh. | Hỏi: Tôi làm cho một Doanh nghiệp theo Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ tháng 01/2010. Hiện tại tôi đang mang thai tháng thứ 8 và dự định đến tháng 3/2011 sẽ sinh con. Xin hỏi, khi sinh con, tôi có được hưởng chế độ thai sản không và cụ thể các chế độ mà tôi được hưởng là gì? (Nguyễn Thị Hải Lý, TP Đà Nẵng) Trả lời: Theo quy định tại Điều 28 Luật BHXH, Điều 14 NĐ 152/2006/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH thì điều kiện để được hưởng chế độ thai sản được quy định là: “Lao động nữ (LĐN) sinh con và người lao động(NLĐ) nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi”. Như vậy, theo nội dung bạn trình bày thì bạn đã đóng BHXH từ tháng 01/2010, do đó bạn đã có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Quyền lợi mà bạn được hưởng bao gồm: Về thời gian: Theo quy định tại khoản 1 Điều 114 Bộ luật lao động, Điều 31 Luật BHXH, quy định chi tiết tại khoản 1, Điều 15, NĐ 152/2006/NĐ-CP thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi sinh con của LĐN phụ thuộc vào điều kiện lao động, tình trạng thể chất và số con một lần sinh, cụ thể: a) 4 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường; b) 5 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc theo chế độ 3 ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên; c) 6 tháng đối với LĐN là người tàn tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên. d) Trường hợp sinh một lần từ 2 con trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định tại điểm nêu trên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con LĐN được nghỉ thêm 30 ngày. Ngoài ra, trường hợp hết thời gian nghỉ thai sản nêu trên, nếu có nhu cầu, NLĐ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động (NSDLĐ). NLĐ cũng có thể đi làm việc trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu có đủ điều kiện sau: đã nghỉ ít nhất được 60 ngày sau khi sinh, có giấy của cơ sở ý tế về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe cho NLĐ, báo trước và được NSDLĐ đồng ý. Trường hớp này, NLĐ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản, ngoài tiền lương những ngày làm việc (Điều 36 Luật BHXH). Về mức tiền được hưởng: theo quy định tại Điều 34, Điều 35 Luật BHXH, Điều 16, NĐ 152/2006/NĐ-CP thì NLĐ có mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc (nhân với số tháng được nghỉ). Trong thời nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, NLĐ và NSDLĐ không phải đóng BHXH nhưng vẫn được tính là thời gian đóng BHXH. Ngoài ra, NLĐ được hưởng chế độ trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con khi sinh (hoặc nuôi con nuôi). Như vậy, bạn có thể tham khảo nội dung quy định chúng tôi viện dẫn ở trên để nắm rõ được chế độ thai sản mà bạn được hưởng theo quy định của Bộ luật lao động và Luật BHXH. Ths. Ls NGUYỄN VĂN PHƯỚC (VP luật sư Huế, www.huelaw.com.vn)