Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đọc hiểu bài thơ "Thu hứng 1" của Đỗ Phủ_2

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bốn câu thơ nói đến cảnh ngộ và tâm trạng của chủ thể trữ tình. Hai phần của bài thơ có vẻ như độc lập về nội dung. Mạch cảm xúc có sự chuyển hướng đột ngột | Đọc hiểu bài thơ Thu hứng 1 của Đỗ Phủ CẢM XÚC MÙA THU Thu hứng ĐỖ PHỦ Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước Thành Bạch chày vang bóng ác tà. Bốn câu thơ nói đến cảnh ngộ và tâm trạng của chủ thể trữ tình. Hai phần của bài thơ có vẻ như độc lập về nội dung. Mạch cảm xúc có sự chuyển hướng đột ngột nhưng thực ra đây là bước phát triển tất yếu của tâm trạng thơ. Cảnh buổi sáng mùa thu u ám gợi liên tưởng đến thực tại và những ngày kế tiếp của cảnh chạy loạn. Chẳng có gì sáng sủa hơn cho những ngày sắp tới. Nỗi nhớ quê hương trỗi dậy trong lòng người lữ thứ khi thu sắp tàn và đông sắp tới. Tư tưởng nghệ thuật của bài thơ được tập trung ở câu Cô chu nhất hệ cố viên tâm . Cô chu là con thuyền đơn độc trên sông. Đây là hình ảnh thơ vừa có ý nghĩa tả thực vừa là một biểu tượng nghệ thuật. Khi chạy loạn cả gia đình Đỗ Phủ đã phải sống trên một con thuyền thả trôi trên sông Trường Giang. Loạn lạc nên họ không thể trở về quê hương được. Tấm lòng thương nhớ quê nhà đành buộc chặt nơi con thuyền nhỏ ấy. Hình ảnh con thuyền còn mang một ý nghĩa khái quát nó đã trở thành một biểu tượng nghệ thuật của văn học dùng để chỉ thân phận lênh đênh của con người. Lí Bạch từng dùng hình ảnh cô phàm để thể hiện tâm sự cô đơn đồng thời thể hiện cảnh ngộ cô đơn và đầy bất trắc của Mạnh Hạo Nhiên khi ông bước chân vào chốn quan trường. Còn ở đây cô chu thể hiện cảnh ngộ và tâm trạng của nhà thơ bất hạnh Đỗ Phủ. Năm 765 Đỗ Phủ cùng gia đình rời Thành Đô đến Vân An rồi Quỳ Châu. Vậy là trên thực tế nhà thơ đã rời Thành Đô hai năm. Hai năm là hai mùa hoa cúc nở hai mùa thu xa quê hương. Người ta xa quê đi tha phương bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Còn với chủ thể trữ tình ở bài thơ này thì lí do xa quê là chạy loạn. Đó là lí do khắc nghiệt và đau thương nhất. Loạn li gây nên bao nỗi thương tâm nên nhìn hoa cúc nở mà lòng đau tưởng hoa cúc cũng rơi lệ. Nguyễn Công Trứ dịch câu thơ này là Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ Câu thơ dịch không làm rõ được nghĩa của nguyên tắc. Theo phần dịch nghĩa có thể hiểu

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.