Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh _3

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Sự bất đồng trong quan niệm tiểu thuyết lịch sử của các nhà nghiên cứu xuất phát từ những cách hiểu khác nhau về thuật ngữ khi đặt lịch sử trong tương quan với tiểu thuyết, quan hệ giữa sự thật lịch sử và hư cấu, độ lùi quá khứ gần xa đến mức độ nào | Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh Sự bất đồng trong quan niệm tiểu thuyết lịch sử của các nhà nghiên cứu xuất phát từ những cách hiểu khác nhau về thuật ngữ khi đặt lịch sử trong tương quan với tiểu thuyết quan hệ giữa sự thật lịch sử và hư cấu độ lùi quá khứ gần xa đến mức độ nào. Tiểu thuyết lịch sử hiểu theo nghĩa chung nhất là tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử. Sự có mặt của lịch sử trong tiểu thuyết nảy sinh những mâu thuẫn thứ nhất lịch sử đòi hỏi chính xác tỉ mỉ còn tiểu thuyết cho phép hư cấu vậy lịch sử trong tiểu thuyết có thể hư cấu đến đâu thứ hai lịch sử trong tiểu thuyết là lịch sử của những biến cố trọng đại và những nhân vật có can dự trực tiếp trong biến cố hay lịch sử của những câu chuyện đời thường và số phận vô danh thứ ba những cuốn tiểu thuyết viết về thời kỳ gần đây có được coi là tiểu thuyết lịch sử hay không khoảng cách thời gian tác giả sống với thời đại trong tác phẩm như thế nào là đủ. Bên cạnh đó sự khác biệt trong truyền thống văn hóa phương Đông và phương Tây cũng tạo nên những quan niệm khác nhau về tiểu thuyết lịch sử1 . Theo quan niệm truyền thống tiểu thuyết lịch sử cần đảm bảo độ chính xác lịch sử với những sự kiện có tầm vóc nhân vật có can dự trực tiếp vào biến cố lịch sử đóng vai trò nhân vật trung tâm và mục đích tái hiện lại lịch sử theo quan điểm chính thống. Với quan niệm này ngày nay tiểu thuyết lịch sử khó có đất để tồn tại bởi xét về độ chân thật và chính xác nó thua xa những thể loại phóng sự ký sự hơn nữa nếu cần cung cấp kiến thức lịch sử chỉ cần một cái nhấp chuột người đọc có thể thỏa mãn mọi tò mò về các triều đại các nhân vật lịch sử ở bất cứ đất nước nào. Với quan niệm rộng mở hơn tiểu thuyết lịch sử bao hàm cả dã sử huyền sử thậm chí là phản lịch sử là sự tổng hợp nhiều chủ đề có thể chỉ xuất hiện khung cảnh lịch sử tùy theo trí tưởng tượng nhà văn mà hư cấu nhân vật và không nhất thiết phải nhân vật đó phải đóng vai trò trung tâm trong tiến trình lịch sử. Sự nới rộng quan niệm đó .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.