Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sự thống nhất những đối cực trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Công Trứ _4

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

1. Nguyễn Công Trứ (1778-1859) quan chức, nhà thơ, một hiện tượng độc đáo và phức tạp trong lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn nửa sau thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, thế nhưng lịch trình nghiên cứu cũng như số công trình nghiên cứu về ông còn quá mỏng. | Sự thống nhất những đối cực trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Công Trứ 1. Nguyễn Công Trứ 1778-1859 quan chức nhà thơ một hiện tượng độc đáo và phức tạp trong lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn nửa sau thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX thế nhưng lịch trình nghiên cứu cũng như số công trình nghiên cứu về ông còn quá mỏng. Phải bắt đầu từ những năm hai mươi của thế kỷ XX giới nghiên cứu mới quan tâm đến ông. Người đầu tiên phải kể đến là Lê Thước với cuốn Sự nghiệp văn chương của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ Lê Văn Tân xuất bản 1928 . Sau Lê Thước khoảng chục năm xuất hiện bài viết ngắn của Lưu Trọng Lư nhưng đã khái quát được cái thần của Nguyễn Công Trứ Thật là sự điều hoà kỳ diệu của những cái tương phản nhau sự điều hoà của mộng với thực cái ngông cuồng của một kẻ lãng tử với cái nề nếp của một nho sinh và cuối cùng là sự điều hoà của thơ văn với Khổng giáo. Nguyễn Du muốn là người bạn hoàn toàn của thơ văn đã phải lảng Nho mà theo Phật. Nguyễn Công Trứ vẫn ở trong cái phong khí khắc khổ của Nho mà vẫn khoáng dật thích thảng như một đồ đệ của Lão - Trang. Tiên sinh vừa hành binh trị nước vừa ngâm hoa vịnh nguyệt mà cái này không hại đến cái kia 1 . Mười lăm năm sau Nguyễn Bách Khoa cho công bố một công trình khá dày dặn với tên gọi Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ. Tâm lý tư tưởng cũng như cá tính của Nguyễn Công Trứ được Nguyễn Bách Khoa chú ý đi sâu tìm hiểu phân tích một cách sắc sảo có sức thuyết phục ở khá nhiều điểm. Đáng tiếc là cái nhìn xã hội học và quan điểm giai cấp đã hạn chế không ít phương pháp và suy luận khiến ông không tránh khỏi những cực đoan trong luận giải về tâm lý tư tưởng và cá tính nhà thơ độc đáo này. Chẳng hạn về quan niệm hành lạc và chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ theo Nguyễn Bách Khoa Quan niệm hành lạc của Nguyễn Công Trứ. là một quan niệm của đẳng cấp sĩ phiệt quý tộc dùng để phân biệt mình với giai cấp phú hộ và toàn thể dân gian nghệ thuật hành lạc chỉ là một khía của nghệ thuật thống trị . Thời loạn tâm lý quý tộc di .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.