Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đổi mới Quốc hội theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Những đổi mới của Quốc hội nước ta Từ “tập quyền” sang “phân công rành mạch” trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp có thể xem là bước tiến mới về tư duy lý luận xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước ta theo định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. | Đổi mới Quốc hội theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 1. Những đổi mới của Quốc hội nước ta Từ tập quyền sang phân công rành mạch trong việc thực hiện ba quyền lập pháp hành pháp và tư pháp có thể xem là bước tiến mới về tư duy lý luận xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước ta theo định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân do dân và vì dân. Dựa trên nền tảng tư duy lý luận đó Quốc hội nước ta đã có những đổi mới sau đây 1.1. Đổi mới tư duy trong việc quy định một số nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội phù hợp với định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân do dân và vì dân Hiến pháp năm 1992 sửa đổi một số điều năm 2001 tiếp tục khẳng định Quốc hội đảm đương ba chức năng cơ bản là lập hiến lập pháp quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước và giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. Với ba chức năng đó Hiến pháp năm 1992 tại Điều 84 đã quy định Quốc hội có 14 nhiệm vụ và quyền hạn. Điểm đổi mới căn bản trong việc quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội theo Hiến pháp năm 1992 là đã bỏ quy định Quốc hội có thể tự mình đặt ra những nhiệm vụ và quyền hạn khác khi xét thấy cần thiết của Hiến pháp năm 1980. Sự thay đổi này thể hiện một tư duy pháp lý mới tư duy xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân do dân và vì dân. Theo đó dẫu còn quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nhưng cũng phải hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp chỉ có thẩm quyền xem xét và quyết định những vấn đề đã được Hiến pháp quy định trả về cho nhân dân chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước quyền quy định những nhiệm vụ quyền hạn khác ngoài Hiến pháp. Cùng với sự đổi mới cơ bản đó các quy định về thẩm quyền lập pháp thẩm quyền quyết định và thẩm quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước cũng có những điều chỉnh minh bạch cụ thể hơn như Quyết định chương trình xây dựng luật pháp lệnh Khoản 1 điều 84 Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.