Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Được hấp thụ hai nền văn hóa Đông và Tây, G.S Nguyễn Kỳ Hưng thấy được sự đóng góp quan trọng của văn hóa và nghệ thuật Đông phương nơi kho tàng văn hóa thế giới trong nhiều thập niên qua. Qua đó, thế giới hầu như chỉ biết đến và ngưỡng mộ văn hóa và nghệ thuật của Trung Hoa và Nhật Bản. Điều đáng buồn là văn hóa và nghệ thuật của nước ta cũng có các sắc thái riêng biệt, độc đáo không kém gì tinh hoa của hai quốc gia này, nhưng lại bị thua thiệt. | Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Nhạc công khảy đàn đáy trong hát Ả đào- bản khắc gỗ năm 1694 đình Hoàng Xá tỉnh Hà Tây Việt Nam Được hấp thụ hai nền văn hóa Đông và Tây G.S Nguyễn Kỳ Hưng thấy được sự đóng góp quan trọng của văn hóa và nghệ thuật Đông phương nơi kho tàng văn hóa thế giới trong nhiều thập niên qua. Qua đó thế giới hầu như chỉ biết đến và ngưỡng mộ văn hóa và nghệ thuật của Trung Hoa và Nhật Bản. Điều đáng buồn là văn hóa và nghệ thuật của nước ta cũng có các sắc thái riêng biệt độc đáo không kém gì tinh hoa của hai quốc gia này nhưng lại bị thua thiệt một phần vì sự phổ biến hạn hẹp một phần vì thiếu sự nhận chân giá trị của chính chúng ta. Bài biên khảo này nhắm vào việc nhận chân các sắc thái sinh động của nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Từ đó chúng ta có thể tự hào nghiên cứu thêm và phát huy những gì chúng ta có cho cộng đồng thế giới cùng biết. X.Dẩn nhâp Từ thuở lập nước đến nay âm nhạc cổ truyền Việt Nam đã không ngừng phát triển và đồng hóa với các nền âm nhạc khác trong vùng. Tiến trình đồng hóa này đã xảy ra một phần do sự tiến hóa tự nhiên của lịch sử và một phần do ước muốn của tiền nhân chúng ta. Nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam đã từng hứng chịu nhiều nghịch cảnh trong đó định kiến xướng ca vô loại đã làm nhụt chí những ai thiết tha trong việc chọn âm nhạc làm nghiệp chính. Trường hợp tài năng kinh bang tế thế Đào Duy Từ bị bạc đãi vì ông có người cha là kép hát phải vào xứ đàng trong lập nghiệp cho thấy sự khắt khe của bộ luật Hồng Đức thời bấy giờ. Theo học giả Phạm Đình Hổ mãi đến đời vua Lê Dụ Tông 1706-1729 do sự năn nỉ thiết tha của Trương thái phi - nguyên xuất thân là một ca nữ - Chúa Trịnh Cương mới bãi bỏ luật cấm con nhà xướng ca đi thi. Sự hưng thịnh của âm nhạc cổ truyền Việt Nam có liên hệ mật thiết đến thời cuộc và sự quan tâm của các giới lãnh đạo trong lịch sử Việt Nam. Điển hình như việc Nguyễn Huệ cho phát triển võ nhạc trong công cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và cho binh lính sử dụng hát trống quân như loại nhạc chính để tiêu .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.