Đề bài:
Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
a. Qua bài ca dao số 6, anh chị hiểu gì về môl quan hệ giữa “tình” và “nghĩa” của người bình dân xưa?
b. Anh (chị) hiểu gì về hình ảnh người phụ nữ trong những bài ca dao được học?
Hướng dẫn:
а. Bài ca dao số 6 nói đến mối quan hệ giữa tình và nghĩa của người bình dân xưa. Trong quan niệm của người lao động, tình bao giờ cũng gắn liền với nghĩa, nghĩa là gô'c của tình, đem lại sự bền chặt vĩnh cửu cho tình yêu. Mối quan hệ giữa tình và nghĩa ấy còn được cụ thể hóa bằng hình ảnh gừng cay - muối mặn, đã có sự sẻ chia cay đắng lẫn hương vị ngọt bùi. Bởi thế cho dù có xa nhau bao nhiêu lâu đi nữa thì cái nghĩa vẫn giữ lòng người ở lại. Đó là truyền thống tốt đẹp của người Việt.
b. ình cảnh của người phụ nữ trong xã hội cũ:
- Là những người phụ nữ đẹp đẽ, đáng yêu: “như tấm lụa đào” (bài số1), như “mặt trăng”, như sao Mai, sao Hôm (bài số 3).
- Là những người phụ nữ có phẩm hạnh: “trong trắng”, “ngọt bùi” (bài số 2) - vẻ đẹp kín đáo, không phô trương nhưng đằm thắm, sâu sắc.
- Là những con người thủy chung, tình nghĩa: “như sao Vượt chờ trăng giữa trời” (bài số 3), như gừng cay muôi mặn (bài số 6).
- Khao khát tình yêu: nỗi nhớ nhung (bài số 4, 5).
- Số phận mong manh, phụ thuộc: như tấm lụa phất phơ giữa chợ.
Chua xót, ngậm ngùi: (bài số 1, 2, 3).