Cảm nhận của bạn về truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải

Mới gần đây thôi, cái tên Nguyễn Khải vẫn được nhắc đến thường xuyên nhất với truyện ngắn Mùa lạc - một sáng tác tiêu biểu trong giai đoạn sáng tác trước của nhà văn. Và đến thời điểm này, khi xã hội đã có những bước chuyển đáng kể, tâm điểm của văn học không còn là những vấn đề chính trị lớn lao, mà là những con người bình thường của cuộc sống thường nhật, người ta lại quan tâm nhiều hơn tới Nguyễn Khải với những tác phẩm như Nắng chiều, Đời khổ, Người vợ... Trong số đó, Một người Hà Nội là câu chuyện đáng chú ý hơn cả.

Một người Hà Nội được Nguyễn Khải viết năm 1990. Gần hai mươi năm trôi qua, truyện ngắn vẫn đang tiếp tục khẳng định vị trí của mình. Sức hấp dẫn của câu chuyện khới nguyên từ chính giá trị nội dung mà nó phản ánh.

Nguyễn Khải không trở lại không gian miền Bắc thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa, Bình Trị Thiên máu lửa hay miền Nam những năm chống Mĩ oanh liệt. Đối tượng ngòi bút đặc tả không phải là những con người chính trị, không còn là những cán bộ như Tuy Kiền (Tầm nhìn xa), An (Chủ tịch huyện) hay những con người đang ngây ngất trong xã hội mới như Đào (Mùa lạc), Tấm (Đứa con nuôi), Thoa (Một cặp vợ chồng), người cha (Bố con)... Nguyễn Khải quan tâm đến những người già, những người “lạc thời”, that bại, đơn độc như người mẹ (Mẹ và các con), ông già tội nghiệp (Hai ông già ở Đồng Tháp Mười), lão ãn mày (Ông và cháu)... Nhà văn đi sâu khám phá con người đời thương, cố gắng phát hiện ở họ những gì thực sự làm nên bản lĩnh, giá trị cá nhân. “Từ chồ bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp của con người chính trị, con người lịch sử, ông dần chuyển niềm say mê sang vẻ đẹp nhân bản của con người khiêm nhường về phận vị nhưng biêt tự trọng, và dù hoàn cảnh nào cũng không chịu đánh mất niềm khát khao tự hoàn thiện” (Nguyễn Thị Bình). Cô Hiền trong Một người Hà Nội là nhân vật yêu thích nhất của Nguyễn Khải giai đoạn sau. Qua cuộc đời con người này, chúng ta có thể cảm nhận được lối sống, bản lĩnh văn hoá của một người Hà Nội sắc sảo, nhạy bén, luôn thích ứng với mọi hoàn cảnh mà vẫn giữ được phẩm giá của mình.

Trong câu chuyện Một người Hà Nội, qua cái nhìn của nhân vật xưng tôi - cháu họ của nhân vật chính, nhà văn đã dần dần dẫn dắt người đọc đi từ thái độ có phần dè chừng đến sự cảm phục, ngưỡng mộ hoàn toàn cô Hiền.

Nguyễn Khải để nhân vật xuất hiện trong một “bầu không khí tư sản” với ngôi nhà to rộng, từ cách ăn mặc đến nói năng đều kiểu cách, đều có quy tắc, nhưng cuối cùng chúng ta phải thừa nhận đó là một lối sống chuẩn mực, có thể nói là mẫu mực, sang trọng mà không khác vời bởi nó luôn gắn với nếp nhà. Phong thái lịch thiệp của cô Hiền được tác giả lí giải từ cội nguồn gia phong. Nguồn gốc sâu bền như vậy đã dưỡng thành nên một nhân cách cao đẹp cho xã hội. Điều đáng chú ý nhất ở nhân vật này là lòng tự trọng, sự sắc sảo hơn người và bản lĩnh vững vàng trước bao biến động của cuộc sống. Vì tự trọng nên không bao giờ cô làm mình nhếch nhác. Ngày còn trẻ, cô biết “cạo răng trắng và uốn tóc, mặc quần áo đồng màu, hoặc đen hết, hoặc trắng hết. Còn nữ trang đã biết dùng đồ ngọc, bạch kim và hạt xoàn”.. Vì tự trọng nên cô ý thức rất rõ trách nhiệm công dân của mình đối với đất nước. Khi Tổ quốc lâm nguy, là một người mẹ, thẳng thắn thừa nhận sự “đau đớn” và thái độ không khuyến khích của mình nhưng cô Hiền không hề ngăn cản các con ra trận. “Tao cũng muôn dược sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì”.- chỉ một câu nói này cũng đủ để chúng ta cảm nhận được bao nhiêu nét đáng yêu, đáng trọng từ con người đó. Một trái tim biết san sẻ yêu thương, một đức hi sinh cao cả, một thái độ thẳng thắn chân thành, một cá tính đặc biệt... đó là những gì ta có thể tạm gọi tên ngay đây.

Đất nước độc lập, không ngủ quên trong chiến thắng của dân tộc, người phụ nữ ấy nhanh nhẹn bắt tay vào công việc. Nhận thức được những hạn chế của thời đại và một số thiệt thòi vì thành phần giai cấp mình, cô Hiền đã lựa chọn một công việc không giàu nhưng cũng giúp gia đình đủ ăn, đó là nghề làm hoa giấy. Theo lí giải của cô, làm nghề này vừa nhàn lại vừa không phải lo sợ gì. Cô biết mình “chưa đủ tiêu chuẩn” để đi học tập cải tạo nhưng vẫn tỉnh táo khuyên chồng không nên làm ông chủ trong chế độ này. Đôi khi những suy nghĩ của nhân vật có phần cực đoan, nhưng phải đặt vào hoàn cảnh bâ'y giờ, chúng ta mới hiểu được sự hoang mang của những con người như cô Hiền. Phải có một bản lĩnh vững vàng, nhân vật của Nguyễn Khải mới có những ứng xử vẹn toàn như vậy. Hoàn cảnh nào cũng không thay đổi được con người này. Tất nhiên, trong câu chuyện của mình, Nguyễn Khái ít nói đến những nét tính cách thủ cựu. Nhà vãn chủ yếu xây dựng chân dung một người phụ nữ Hà Nội với nhiều nét đáng quí trong nhân cách con người. Nhân vật cô Hiền trước bao biến động của thời đại vẫn nguyên vẹn trong mình một phong thái, một cốt cách Tràng An không hề pha tạp.

Với con cháu, bà Hiền luôn uốn nắn, giáo dục để chúng không trở thành những người Hà Nội xấu xí. Hình ảnh bà cụ Hiền ngoài bảy mươi tuổi tỉ mẩn lau chùi những chiếc bát bày thủy tiên vừa khiến ta xúc động lạ vừa làm ta ngậm ngùi. Như có một thời vàng son đang lưu lại nhưng cũng như có một cái gì quí báu lăm đang rời xa cõi này. Bà Hiền có thể chưa là một người Hà Nội điển hình nhưng cũng đã là một tinh thần Hà Nội độc đáo.

Lựa chọn trung tâm của câu chuyện là một nhân vật giữa cuộc đời thường nhật, Nguyễn Khải đã chủ động phất hiện ở cô Hiền những vẻ đẹp rất bình dị nhưng mang đậm dấu ấn văn hoá. Từ nhân vật chính của truyện, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp giản dị, chân thực của những con người bình thường giữa bộn bề đời sống. Từ đây, ta cảm nhận được thái độ ngợi ca, ngưỡng mộ tác giả dành cho những con người nhỏ bé nhưng mang vẻ đẹp tâm hồn tuyệt mĩ. Tài năng, tâm huyết của Nguyễn Khải cũng được kết đọng từ chính những phát hiện và thể nghiệm tuyệt vời đó.

Một người Hà Nội không chỉ hấp dẫn chúng ta bởi vẻ đẹp của những giá trị nhân văn sâu sắc mà còn cuốn hút người đọc bởi những giá trị nghệ thuật độc đáo. Đọc Một người Hà Nội, chúng ta được cùng Nguyễn Khải chiêm nghiệm thêm nhiều vấn đề trong cuộc sống. Trong truyện ngắn này, vấn đề được tác giả triết luận là mối quan hệ của con người với thời thế và sự tồn tại của con người với những giá trị văn hoá, nhân văn. Có khi nhà văn để cho nhân vật tự triết luận: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”., nhưng cũng có khi nhà văn tự ngẫm nghĩ: “Một người như cô tôi phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng”.. Những đoạn văn như thế khiến mạch truyện lắng lại, người đọc phải dừng đọc và cùng tác giả cảm nhận. Vậy nên, truyện kết thúc rồi mà những vấn đề tác giả gieo vào người đọc nhiều khi không thể giải quyết. Sức sống của tác phẩm nhiều khi được tiềm tàng trong chính điều đó. Nhưng nếu quá sa đà vào triết luận, câu chuyện sẽ trở nên nặng nề. Một người Hà Nội đã tránh được những điều đó.

Vẻ đẹp của Một người Hà Nội còn nằm ở nghệ thuật trần thuật hấp dẫn. Giọng kể, giọng văn Nguyễn Khải vừa trải đời, vừa tự nhiên, dân dã, vừa nặng trĩu suy tư, vừa giàu chất khái quát, triết lí, vừa đậm tính đa thanh. Miêu tả về cách ăn uống của gia đình nhân vật tôi, Nguyễn Khải dùng một chất giọng buông tuồng, hài hước, dí dỏm: “Gia đình tôi thì ăn uống bình dân hơn vợ chồng con cái ngồi súm sít quanh cái mâm nhôm, thức ăn có khi múc ra đĩa, có khi cứ để nguyên trong nồi, nồi lớn đặt giữa mâm, nồi nhỏ đặt cạnh mâm, cứ việc sục muôi vào, sục đũa vào, vừa ăn vừa quát con mắng cái, nhồm nhoàm, hả hê, không cần phải theo bó một quy tắc nàọ cả”.. Những câu vãn như thế đã cân lại cảm giác nặng nề của những đoạn triết luận sở trường của Nguyễn Khải.

Một người Hà Nội là truyện ngắn có cách xây dựng nhân vật như một biệt lệ không theo khuôn mẫu ở gia đình trước 1978. Với nhân vật cô Hiền, Nguyễn Khải đã cho bạn đọc được chiêm ngưỡng một con người nổi bật từ bản lĩnh cá nhân. Đây là một sự sáng tạo trong hình tượng nghệ thuật trong sáng tác Nguyễn Khải sau 1978.

Từ những nét khái quát nhất về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật, có thể kết luận, Một người Hà Nội là truyện ngấn hay, gắn với nhiều phát hiện độc đáo của nhà văn. Truyện tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải giai đoạn sau 1978.

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.