Anh (chị) suy nghĩ gì về hiện tượng một số sinh viên Việt Nam đi du học ở nước ngoài nhưng dành quá nhiều thời gian cho việc chơi bời, giải trí mà chưa chăm chỉ học tập, rèn luyện để khi trở về góp phần xây dựng đất nước

Cùng với đà phát triển kinh tế và sự mở cửa của đất nước, phong trào cho con em đi nước ngoài học tập ở Việt Nam ngày càng diễn ra rộng khắp. Dọc các tuyến phố Hà Nội và Sài Gòn treo rất nhiều các băng rôn quảng cáo các chương trình du học. Nhìn vào đó, có thể thấy tầm vóc của công cuộc truy tìm học vấn bên ngoài biên giới ấy. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tốt đẹp mà mỗi du học sinh và gia đình họ thu về sau các kì tu nghiệp đó, cũng vẫn còn không ít người đã íàm biến dạng mục tiêu, kết quả du học của mình. Điều này có những lí do chính đáng và một trong số đó là hiện tượng một số sinh viên Việt Nam di du học ở nước ngoài nhưng dành quá nhiều thời gian cho việc chơi bời, giải trí mà chưa chăm chỉ học tập, rèn luyện.

Thực chất, du học là hành trình đi tìm kiến thức khá hữu hiệu đối với các học sinh, sinh viên có điều kiện kinh tế khá giả. Việc tiếp cận với nền tri thức hiện đại ở các nước tiên tiến sẽ giúp các bạn bồi dưỡng năng lực, hoàn thiện trình độ... để tự tin hơn trong học tập, công việc của mình. Thời gian vừa qua, có khá nhiều học sinh, sinh viên đất Việt, sau khi đi du học nước ngoài về đã mang kiến thức tiếp thu được để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Trí tuệ, tài năng mà họ có được phải đánh đổi bằng những năm tháng miệt mài học tập, nghiên cứu... Không ít người đã làm rạng danh gia đình, đất nước. Tuy nhiên, không ít người mang tiếng đi du học nhưng lại thu về bao nhiêu hệ lụy...

Bên cạnh những sinh viên luôn đặt mục tiêu học tập lên hàng đầu thì có một bộ phận không nhỏ đã tiêu tốn thời gian, tiền bạc, thiêu đốt sự kì vọng của gia đình, đất nước vào nhiều việc chơi bời, giải trí. Hiện thực đáng buồn này đã được phản ánh ở rất nhiều các bài báo, các diễn đàn trên internet. Từ những nguồn tin này, có thể thấy nhiều sinh viên Việt Nam sang nước ngoài du học đã bị cuốn vào vòng xoáy của tình yêu, cờ bạc, nhậu nhẹt, quậy phá... Thoát khỏi vòng kiềm toả của cha mẹ, không ít sinh viên coi ríưóc ngoài là thiên đường tình yêu. nơi đó, họ có thể tự do yêu đương, thậm chí làm những việc không phù hợp với thuần phong mĩ tục của người Việt. Bộ phận khác vùi đầu vào các canh bạc. Một số cựu du học sinh ở Anh cho biết một sinh viên Việt Nam mỗi ngày “nướng” vài ngàn bảng vào sòng bạc là chuyện bình thường. Mỗi sáng các cậu cũng khoác ba lô lên vai nhưng không phải đến giảng đường mà vào sòng bạc và vất vưởng trở về nơi trọ khi đã trắng tay. Không sa ngã vào trường tinh, canh bạc thì không ít người lại “dam mê” nhậu nhẹt, quậy phá. Theo lời kể của một sinh viên năm thứ ba khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Công nghệ thông tin Nanyang (Xingapo), chuyện sinh viên Việt Nam bỏ học, ăn chơi trác táng ngày càng nhiều. Một sinh viên mới sang học được một tuần lễ đã cạo trọc đầu rồi cùng các “chiến hữu” Việt Nam thành lập băng nhóm chuyên ăn nhậu, trêu chọc đồng hương. Có sinh viên không những không chăm chỉ học hành mà còn tụ tập đua xe, sau nhiều lần bị cảnh sát thổi phạt nhưng không có tiền đóng, đã bị trục xuất về nước. Nhiều nhóm bạn ở cùng nhà hoặc cùng một khu ký túc xá có thể nối mạng chơi game ngày này qua ngày khác, tìm cách đối phó được chăng hay chớ với chuyện học hành, và một số người có thể lập những kỷ lục kinh dị như chín năm mà không ra được khỏi trường đại học...

Những câu chuyện có thật và cười ra nước mất như thế còn nhiều lắm. Và thật khó để có thể bào chữa rằng chúng không làm xấu đi hình ảnh con người, đất nước Việt Nam. Có lẽ không quá lời khi nói rằng những du học sinh đó là những con sâu làm rầu nồi canh. Hiện tượng chơi bời, đua đòi ở bất cứ học sinh, sinh viên nào cũng đáng phê phán nhưng một khi xảy ra ở các nước bạn, các hiện tượng đó càng đáng lên án hơn. Tất nhiên, người chịu thiệt thòi đầu tiên là chính các sinh viên này. Nhưng rộng hơn còn là cha mẹ, họ hàng, quê hương, đất nước. Những ước mơ, kì vọng, niềm tin yêu của gia đình, quê hương đã bị họ làm tổn thương. Đó là còn chưa kể đến những thiệt hại về vật chất. Nhưng nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhiều sinh viên Việt Nam ham chơi bời, giải trí, xao nhãng học hành?

Trước hết, phải kiểm điểm ý thức của các du học sinh này. Việc du học là một sự thay đổi tích cực trong cuộc sống nhăm xác lập nghề nghiệp cho tương lai, giao thoa với những nền văn hoá, với bạn bè quốc tế để tích luỹ vốn sống cho bản thân. Quan trọng hơn, các bạn sinh viên có thể tiếp thu kiến thức để góp phần xây dựng đất nước. Nhiều sinh viên không ý thức được nhiệm vụ và quyền lợi của mình. Họ coi việc đi du học là nhu cầu thay đổi không khí hoặc là cơ hội để thoát khỏi vòng kiềm toả của gia đình. Họ không xót xa khi tiêu phí thời gian, tiền bạc vào những trò vô bổ. Tự bản thân họ không thấy sự thúc bách trong học tập, rèn luyện. Chính sự sa sút trong ý thức là nguyên nhân chủ quan chủ yếu dẫn đến tình trạng ham chơi biếng học ở bộ phận du học sinh này.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến hiện tượng ham chơi, không chịu rèn luyện, học tập ở các sinh viên du học nước ngoài xuất phát từ chính gia đình các bạn. Nhiều bậc cha mẹ cho con đi du học chỉ vì muốn mở mày mở mặt với họ hàng, làng xóm. Có người muốn tách con mình khỏi những thằng bạn xấu, hay rủ rê chơi bời, lêu long. Có người cho con đi theo phong trào. Có người lại cho con đi du học chỉ để mua danh... Đúng là muôn hình vạn trạng những lí do không chính đáng. Và chỉ cần một lí do phi lí đó thôi cũng đủ khiến hành trình du học của các cô cậu con cái họ trở thành hành trình chơi bời, giậi trí vô bổ. Sự lơ là trong cách quản lí con cái đã khiến nhiều người “sốc” khi biết hàng tháng cứ đến kì rút tiền là con lại bay sang nước ngoài để nhận rồi lại bay về Sài Gòn để vui chơi bên bạn trai, bạn gái trong các vũ trường...

Cùng với những nguyên nhân dễ nhận thấy đó còn là sự buông lỏng của một số cơ quan chức năng trong việc tổ chức, quản lí sinh viên du học ở nước ngoài... Muốn hiện tượng này chấm dứt, có lẽ cần có sự tăng cường hợp tác quản lí giữa gia đình và các tổ chức, ban ngành có liên quan đối với các du học sinh. Thậm chí, sự hợp tác đó cần được mở rộng, nối liền với việc quản lí sinh viên du học nước ngoài ở các nước sở tại. Chúng ta cũng có thể đưa ra những điều kiện khắt khe hơn trong việc tuyển hoặc cho phép (đối với các sinh viên du học tự túc) ra nước ngoài du học. Nhưng quan trọng hơn hết vẫn là sự tự ý thức của mỗi cá nhân. Dân gian có câu Đem chuông đi đấm sứ người, các bạn, một khi đã rời Tổ quốc thân yêu sang đất nước khác để học tập, thì hãy cố găng đừng đánh lên những “tiếng chuông rè”.

Thực ra, hiện tượng ham chơi, biếng học không chỉ xảy ra ở các sinh viên du học nước ngoài. Nhiều sinh viên trong nước cũng mắc phải những cái bẫy đầy cám dỗ đó.

Công bằng mà nói, sau những giờ học căng thẳng, các bạn có thể giải trí để cân bằng lại chính bản thân. Nhưng hãy làm sao để không bao giờ sa ngã vào những trò vô bổ, để cuộc sống thời sinh viên luôn có nhiều ngày thật ý nghĩa.

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.