Nam Cao là nhà văn Việt Nam đại diện tiêu biểu của trào lưu hiện thực phê phán trong thời kì phát triển cuối cùng (1940 - 1945) và là một trong những cây bút xuất sắc của văn xuôi Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. Sự nghiệp sáng tác của ông gắn với cả hai thời kì phát triển của lịch sử văn học trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Và ở cả hai thời kì, Nam Cao đều có những đóng góp rất tiêu biểu.
Nam Cao sáng tác từ rất sớm, năm 1936 đã có thơ, truyện, kịch... đăng báo, lấy các bút danh Nguyệt, Thuý Rư, Xuân Du, Nhiêu Khê... Những sáng tác thời kì đầu chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời. Một số tác phẩm có ý nghĩa phê phán xã hội nhưng chưa thật sâu sắc. Sự nghiệp văn chương của ông thực sự bắt đầu với Chí Phèo (1941), một truyện ngắn xuất sắc, khi nhà văn hoàn toàn từ bỏ ảnh hưởng của văn thơ lãng mạn và vượt qua những non nớt buổi đầu. Sáng tác của Nam Cao được chia làm hai thời kì trưởc và sau Cách mạng với hai mảng đề tài chính là viết về người nông dân và người tri thức.
Trước Cách mạng, đối tượng mà tác giả quan tâm là người tư sản nghèo và người nông dân, khai thác từ chính cuộc đời của tác giả và những người nông dân quê ông. Nhân vật chính trong các truyện ngắn viết về người tư sản nghèo thường là viên chức nghèo, học sinh thất nghiệp, “giáo khổ trường tư”, nhà văn nghèo... Miêu tả cuộc sống khó khăn của họ ông đặc biệt chú ý bến những quằn quại đau đớn trong tâm hồn của người ý thức sâu sắc về sự sống và khát khao sự sống nhưng lại phải “sống mòn”, phải sống cuộc “đời thừa”. Các tác phẩm tiêu biểu là “sống mòn”, “Đời thừa”, “Giăng sáng”, “Nước mắt”... Cũng trong giai đoạn này, với hàng chục truyện ngắn viết về người nông dân như Chí Phèo, Lão Hạc, Một bữa no, Một đám cưới, Lang Rận... Nam Cao đã dựng lên bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam, bần cùng thê thảm, những năm trước Cách mạng và xứng đáng được coi là “nhà văn của nông dân”. Nhà văn thường đi vào cuộc sống bần cùng, bất hạnh của người nông dân nhất íà những nỗi khố đày đọa về mặt tâm hồn từ đó khẳng định mạnh mẽ bản chất tốt đẹp của họ. Tuy nhiên, thời kì này, ông chưa nhìn thấy sức mạnh đổi đời của người nông dân.
Sau Cách mạng, Nam Cao lao minh vào mọi công tác được giao, tận tụy phục vụ kháng chiến. Nhiều sáng tác của nhà văn có giá trị đặc sắc và tiêu biểu cho vãn xuôi thời kì đầu như Nhật kí ở rừng, Đôi mắt, Chuyện biên giới, Vài nét ghi về anh giải phóng... Trong đó Đôi mắt là tác phẩm tiêu biểu nhất thể hiện những quan niệm tiến bộ của nhà văn trong thời đại mới. Ở cả hai thời kì, Nam Cao đều có những đóng góp hết sức to lớn nhưng có lẽ thời kì đánh dấu thành công nhất của ông vẫn là ở giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám. Quan niệm sáng tác của ông có biểu hiện khác nhau theo từng thời kì nhưng đều gặp nhau ở lương tâm của người cầm bút, ở thái độ lao động nghệ thuật nghiêm túc cũng như khát khao tìm ra được một thứ nghệ thuật đích thực: nghệ thuật của con người, nghệ thuật phục vụ con người. Sau Cách mạng, quan điểm nghệ thuật tiến bộ ấy hiện thực hoá trong sự hăng hái, tích cực tham gia vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Ông quan niệm: “sống đã rồi hãy viết”, “góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn” (Nhật kí ở rừng).
Nghệ thuật viết truyện của Nam Cao đặc sắc, độc đáo mà đa dạng. Tác phẩm của ông vừa chân thực lại vừa có tính triết lí, ý nghĩa khái quát sâu sa. Ngòi bút hiện thực tỉnh táo, nghiêm nhặt vừa sắc lạnh, gân guốc, lại vừa thắm thiết trữ tình. Nhà văn tỏ ra có sở trường trong việc miêu tả tâm lí con người nhất là khi đi vào những diễn biến tâm lí tinh tế, phức tạp. Ngôn ngữ văn xuôi của ông cũng mới mẻ, gần với khẩu ngữ quần chúng, giản dị mà sống động, nhất là trong ngôn ngữ đối thoại. Giọng điệu riêng: buồn thương chua chát; dửng dưng lạnh lùng mà lại đầy xót xa thương cảm.
Nam Cao là một nhà văn hiện thực, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Sáng tác của ông đã vượt qua thử thách của thời gian để ngày càng toả sáng.