Nói đến tình yêu, thứ tình cảm cao quý và có sức mạnh lớn lao trong cuộc sống mỗi con người, Brao-ninh đã cho rằng: “Nếu tước bỏ tình yêu, trái đất sẽ trở thành nấm mồ”. Đó là một chân lí mang tính khái quát với loài người mà khi nhắc đến nó, ta nhớ ngay đến một nhà thơ Việt Nam được mệnh danh là nhà thơ của tình yêu: Xuân Diệu. Sự tương đồng trong quan niệm về tình yêu của ông với ý kiến của Brao-ninh khiến cho ta thêm trân trọng ý nghĩa của những tình yêu trong sáng, đích thực.
Con người luôn là tổng hòa của những mối quan hệ xã hội. Người ta không thể sống mà không có sự giao lưu với bất kì ai. Trong quá trình giao lưu đó, tất yếu sẽ nảy sinh những tình cảm khác nhau. Tình yêu là một trong những tình cảm nảy sinh mang tính tất nhiên đó. Tình yêu, đó là tình cảm tốt đẹp mà con người giành cho nhau. Xét theo nghĩa rộng, đó lầ tình cảm gia đình, tình bạn bè, tình anh em, tình cảm lứa đôi... Nhưng thông thường, khi nhắc đến tình yêu là người ta muốn nhắc đến tình yêu lứa đôi giữa hai người khác giới. Tình yêu có sức mạnh ghê gớm. Nó có khả năng thay đổi một tính cách, một con. người, nhờ đó nó có thế thay đổi cuộc đời, số phận của họ; tình yêu tạo cho con người sức mạnh để vượt qua tất cả chông gai, khó khăn trong cuộc sống; tình yêu làm đẹp thêm những đôi mắt long lanh và tô điểm thêm những cặp má hồng... Có thể nói, tình yêu có một sức mạnh tinh thần vĩ đại mà không một giá trị vật chất nào có thể thay thế được. Thiếu tình yêu, con người sống bụồn tẻ, cô quạnh, vì vậy mà thế giới xung quanh họ cũng trở nên tàn tạ, héo úa, hoang sơ. Brao-ninh đã gọi thế giới khi ấy như một nấm mồ, không còn một chút sức sống, hơi sống. Như vậy, tình yêu mang lại sức sống, sự sống của con người và nó trang hoàng cho cuộc đời họ và cũng chính là trang hoàng cho thế giới này đẹp đẽ, vui tươi hơn. Chân lí về tình yêu từ khi loài người sinh ra đã được kiểm nghiệm. Chính nhờ tình yêu, loài người mới có thể tồn tại đến hôm nay, và cũng nhờ tình yêu, cuộc sống của loài người trở nên đẹp hơn, có ý nghĩa hơn.
Tình yêu là như vậy, bởi vậy nên ta tìm thây sự tương đồng trong ý kiến cua Brao-ninh với quan niệm về tình yêu của những người khác là một điều dễ hiếu. Có thể lấy trường hợp của Xuân Diệu, nhà thơ tình nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam là một ví dụ. Đến với Xuân Diệu, ta đến với nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời, một sự khát khao tuyệt đỉnh, tuyệt đối, đặc biệt là về mặt tâm hồn, trong tình yêu. Vượt qua tình yêu ít nhiều vẫn mang tính quy phạm và trong vòng lễ giáo của thơ ca trung đại, Xuân Diệu mang đến những quan niệm mới mẻ về tình yêu: ông xây dựng tình yêu lí tưởng, bảo vệ và khẳng định tình yêu ấy; ông gắn. tình yêu của mình với cuộc sống trần tục và khát khao sự giao cảm một cách hoàn toàn cả về mặt thể xác và tâm hồn. Thơ Xuân Diệu là tiếng nói hướng tới tình yêu, phạm trù đẹp nhất của cuộc sống:
“Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào”.
Với Xuân Diệu, tình yêu được đặt ngang bằng với sự sống và cũng chính tình yêu làm nên sự sống của con người. Ta bắt gặp hai cấp độ tâm trạng mâu thuẫn thường thấy trong thơ Xuân Diệu: ông ca ngợi, khát khao một tình yêu nồng thắm và tươi trẻ nhưng lại luôn sợ hãi phải đối mặt với nỗi trống trải cô đơn và thực chất ông đã phải nếm trải. Chính vì vậy mà tình yêu của Xuân Diệu có rất nhiều cung bậc. Nó đi cùng với nỗi nhớ niềm thương thật độc đáo:
“Gặp nhau non buổi chiều
Nhớ nhau tròn buổi tói
Đường về quên mất lối
Rẽ nhầm vào nhà em”
Vì nỗi nhớ, vì tình yêu là kẻ dẫn đường chứ không phải lí trí nên sự lạc lối là hoàn toàn dễ hiểu. Trong tình yêu, cái tôi được giãi bày một cách chân thành:
“Tôi biết yêu từ khi chưa có tuổi
Lúc chưa sinh vơ vẩn giữa dòng đời
Tôi vẫn yêu khi đã hết tuổi rồi
Không xương vóc chỉ huyền hồ bóng dáng".
Là nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời, Xuân Diệu đến với tình yêu, phạm trù’ đẹp nhất của cuộc sống như một lẽ tất nhiên.Trong thơ, Xuân Diệu khát khao yêu và được yêu - đó là tình yêu trẻ trung, khỏe khoắn mà trưởc đó, ngoài Xuân Diệu có lẽ chưa ai dám nói thẳng, nói thật như thế:
“Và hãy yêu tôi một giờ cũng đủ
Một giây cũng cam, một phút cũng đành”
Hay:
“Mở miệng vàng và hãy nói yêu tôi
Dù chỉ là trong một phút mà thôi”
Ông nhắc đến tình yêu nhưng cũng không ngại ngần nhắc đến sắc dục trong tình yêu ấy nhưng đó là sự hưởng lạc về thể xác một cách “lành mạnh và cường tráng” (cách nói của Nguyễn Đăng Mạnh). Tình yêu với ông là sự chan hòa giao cảm một cách tuyệt đốì về mặt thể xác
“Hãy sát đôi đầu
Hãy kề đôi ngực
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài”
Nhưng quan trọng hơn vẫn là sự chan hòa giao cảm về mặt tâm hồn, tư tưởng:
“Trời cao trêu nhử chén xanh êm
Biển đắng không nguôi nỗi khát thèm
Nên lúc môi ta kề miệng thắm
Trời ơi ta muốn uống hồn em”
Tình yêu là sự giao cảm tuyệt đốì như thế, tình yêu mang lại cho con người niềm đam mê, ngây ngất, bởi vậy nên khi thiếu nó thế giới này sẽ chỉ là một “nấm mồ” u ám. Ta nhận biết sâu sắc hơn điều đó khi thấy Xuân Diệu đã cô đơn, sợ nỗi cô đơn và cần có tình yêu như thế nào. Xuân Diệu khát khao yêu và được yêu. Khát khao càng nhiều thì càng hay phải đối mặt với sự cô đơn. Đó thực sự là một bi kịch đau đớn. Cái Tôi cô đơn trong thơ ông được thể hiện một cách chân thành. Có khi nó được gửi gắm vào cảnh vật, vào bức tranh thiên nhiên:
“Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá
Hai người nhưng chẳng bớt bơ vơ (...)
Lòng kỹ nữ cũng sầu như biển lớn
Chớ để riêng em phải gặp lòng em”
Nhưng nỗi cô đơn vẫn luôn rợn ngợp:
“Bốn bề ánh nhạc biển pha lê
Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề"
Nhà thơ cô đơn bởi tình yêu không được đền đáp mà lòng người thì khép chặt:
“Lòng ta là một cơn mưa lũ
Đã gặp lòng em là lá khoai
Mưa biếc tha hồ rơi giọt ngọc
Lá xanh không ướt đến da ngoài”
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cánh cửa giao cảm với cuộc đời của nhà thơ bị khóa chặt. Không chấp nhận điều ấy, Xuân Diệu vẫn như phân thông trên bãi biển, bay vàng cả trời đất, đem tình yêu của mình gieo rắc khắp thế gian. Niềm khao khát tình yêu luôn cháy bùng trong tâm trí, thành “vô biên” và chẳng có gì, ngay cả cái chết có thể khiến cho nhà thơ ngừng yêu:
“Kẻ đa tình đâu cần đủ thịt da
Khi chết rồi tôi sẽ yêu ma"
Một thế giới ma nhưng toàn những Dương Quý Phi, Tây Thi thì có lẽ ta chỉ gặp ở Xuân Diệu mà thôi.
Huy Cận đã từng nhận định: “Trong thơ tình Xuân Diệu, tình yêu là cả sự sống”. Điều ấy không có gì là quá đáng. Với Xuân Diệu, tình yêu là phần ngon nhất của cuộc đời, là phần đáng tận hưởng nhất, đó là thứ tình cảm tạơ thêm cho con người ta nghị lực, sức sống, khiến họ ấm lòng hơn lên, rộn rã hơn lên. Cuộc sống trên trái đất này nhờ nhịp đập của những trái tim đang yêu mà cũng trở nên đẹp đẽ, tươi sáng hơn. Tước bỏ tình yêu, tâm hồn Xuân Diệu trở thành một ốc đảo cô đơn (Chiếc đảo hồn tôi rợn bôn bề). Tước bỏ tình yêu, trái đất này sẽ trở thành những nấm mồ lạnh lẽo bởi:
“Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào”.