Tây Tiến của Quang Dũng có viết: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! (...) Mai Châu mùa em thơm nếp xôi. Em hãy bình giảng đoạn thơ trên

YÊU CẦU

- Cảm nhận rõ tính chỉnh thể của đoạn thơ, bài thơ.

- Phân tích, giải thích những câu thơ, hình ảnh, từ ngữ tiêu biểu, tương phản.

- Hình dung bức tranh tinh thần của đoạn thơ cùng ý nghĩa và giá trị của nó.

BÀI LÀM

1. MỞ BÀI

Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Quang Dũng, cứ nói tới Quang Dũng là người ta nghĩ ngay tới Tây Tiến. Nhưng Tây Tiến được chú ý vì đó là một trong những bài thơ đặc sắc trong thời kì kháng chiến chống Pháp, từng được hiểu lầm, đánh giá thấp, nhưng với thời gian bài thơ càng được bạn đọc trân trọng, yêu mến.

Bài thơ có 34 dòng, chia làm ba đoạn, đây là đoạn đầu thể hiện tập trung khung cảnh, địa bàn rừng núi và tâm hồn người lính Tây Tiến cũng như chủ đề nỗi nhớ của bài thơ.

2. THÂN BÀI

Tây Tiến là đơn vị bộ đội đặc biệt thành lập vào đầu năm 1947, có nhiệm vụ chiến đấu ở vùng biên giới Lào - Việt, Thượng Lào và tây bắc Việt Nam. Lính Tây Tiến đã đặt chân qua nhiều nơi, từ Mai Châu, Mộc Châu sang sầm Nứa, về phía tây Thanh Hóa. Bài thơ Tây Tiến viết vào năm 1948, sau hơn một năm Quang Dũng hoạt động ở đơn vị trên, với nhan đề Nhớ Tây Tiến (sau đổi thành tên như hiện nay), chứng tỏ đối với tác giả, Tây Tiến là cả một cuộc đời gian khổ nhưng đầy hào hứng không bao giờ quên.

Tây Tiến là một bài thơ đầy ắp nỗi nhớ. Mở đầu, tác giả đưa người đọc vào một chân trời nhớ nhung mênh mông:

Sóng Mã xa rồi Tây Tiến ơi.

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.

"Chơi vơi" là trạng thái trơ trọi giữa khoảng rộng, không bấu víu vào đâu cả. "Nhớ chơi vơi" có thể hiểu là một mình giữa thế giới hoài niệm mênh mông, bề bộn, không đầu, không cuối, không thứ tự thời gian, không gian. Hoài niệm đầu tiên về Tây Tiến là hoài niệm về sương núi, hơi đá. Thời gian như trôi trong màn sương:

Sài Khao sương lắp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đèm hơi.

Đúng như một nhà thơ đã nhận xét tinh tế: "Sài Khao sương lấp đoàn quân" là một hình ảnh hùng tráng, mĩ lệ, nhưng nhà thơ lại them chữ "mỏi" - "đoàn quân mỏi", thì hình ảnh bài thơ trở nên bình dị. Đoàn quân chẳng thần thánh chút nào, họ cũng mỏi mệt như ai. Nhà thơ như cảm nhận cái hùng vĩ của sương núi cùng một lúc với cái mỏi mệt của chính mình. "Mường Lát hoa về" là một hình ảnh thơ mộng, nhưng "trong dèm hơi", tức hơi đá lại rất man dại, heo hút.

Cùng với mù sương là kí ức về độ cao, một độ cao thăm thẳm, vượt lên trên cả các tầng mây (cồn mây), nơi heo hút không có sự sống:

Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời.

Nhiều người nhận xét cái dốc khúc khuỷu, thăm thẳm có ý vị Thục đạo nan của Lí Bạch, nhưng không có ý vị trang nghiêm của một đường lên trời, bởi "súng ngửi trời" là một hình anh ngộ nghinh, hóm hỉnh. Mặt khác, đọ cao đổi thay chóng mặt: "Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuổng", xuống dưới những cồn mây, và đột ngột, nhận ra nơi xa xăm bóng dáng của sự sống con người:

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

"Khơi" là vùng biển xa bờ. "Xa khơi" còn xa bờ hơn nữa, ở đây chỉ khoảng cách rộng. Đã thế lại còn "mưa xa khơi", làm cho nhà ai như nhòe đi trong đợi mong. Cả câu thơ dùng toàn thanh bằng như một tiếng reo vui, hồi hộp, ngân xa.

Bóng dáng người lính xuất hiện đầu tiên trong bài thơ này là một trường hợp hi sinh rất bình dị, đời thường:

Anh bạn dãi dầu không bước nữa.

Gục lên súng mũ, bỏ quên đời!

Anh không chết trong cuộc đấu gươm, đọ súng, mà chết vì kiệt sức trên đường hành quân. Anh hành quân đến hơi sức cuối cùng. Không bước nữa, nghĩa là gục xuống chết, lặng lẽ như "bỏ quên đời".

Rừng núi oai linh hiện ra với tất cả vẻ đe dọa dữ dằn của nó:

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

Nhưng rừng núi đã mất đi vẻ rùng rợn, vì ba chữ "cọp trêu người". Hình ảnh nhớ nhung nhất của đoạn này là ngọn khói no ấm ở Mai Châu mùa nếp với các cô thiếu nữ:

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

Cả ở câu này, chất thơ của "cơm lên khói", "Mai Châu mùa em thơm" cũng hòa hợp tương phản với chất văn xuôi của "nếp xôi".

3. KẾT BÀI

Đoạn thơ mở đầu bằng hoài niệm và khép lại bằng hoài niệm. Hoài niệm là ý thức về thời đã qua, và thông thường nó nhuốm màu lí tưởng hóa, lãng mạn hóa. Nhưng nỗi nhớ của Quang Dũng ở đây mang một nội dung thẩm mĩ cực kì phong phú, đầy tương phản, cao cả và bình dị, oai linh và ngộ nghĩnh, chất thơ và văn xuôi, hùng tráng và trữ tình. Quang Dũng mở rạng tâm hồn đón nhận cuộc sống chiến đấu của Tây Tiến từ mọi phía, không theo khuôn mòn nào và nhà thơ thực sự mở rộng thế giới cảm xúc của thơ.

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.