Khái vọng vĩnh cửu hóa tình yêu được thể hiện như thế nào trong bài thơ “Sóng”? Anh (chị) hãy phân tích cảm nghĩ của Xuân Quỳnh về tình yêu trước thời gian

Tình yêu là một hiện tượng tâm lí khác thường, đầy bí ẩn, không thể giải thích bằng lí lẽ thông thường. Xuân Diệu - “ông hoàng” viết về thơ tình, am hiểu rất sâu sắc về tình yêu đã viết “Yêu là chết trong lòng một ít”. Ngược lại, Xuân Quỳnh lại khẳng định:

“Em trở về đúng nghĩa trái tim em

Là máu thịt đời thường ai chẳng có

Vẫn ngừng đập khí cuộc đời không còn nữa

Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”

Phải chăng, đó chính là khát vọng vĩnh cửu hóa tính yêu của Xuân Quỳnh về tình yêu trước thời gian.

Đến với bài thơ Sóng của nữ thi sĩ này, chúng ta sẽ thấy rõ hơn điều đó. Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường. Thơ chị là tiếng lòng của một tâm hồn luôn luôn khao khát tình yêu, gắn bó hết mình với cuộc sông hàng ngày, trân trọng, nâng niu và chăm chút cho hạnh phúc bình dị của đời thường. Có lẽ vì vậy, mở đầu bài thơ Sóng là một trái tim đang cồn cào, khát khao tình yêu:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sóng không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Sóng là một hình ảnh ẩn dụ rất sáng tạo. Xuân Quỳnh đã mượn hình tượng sóng để thể hiện tình yêu vĩnh cửu của mình vì sóng có bao giờ biến mất đâu? Chính vì vậy, trong quan niệm của Xuân Quỳnh tình yêu là khát vọng muôn đời của tuổi trẻ, của nhân loại. Cũng như sóng, tình yêu cũng sẽ mãi mãi trường tồn, vĩnh hẩng với thời gian.

“Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

Nói đến tình yêu, không thể không nói đến nỗi nhớ. Và đốì với nữ thi sĩ Xuân Quỳnh cũng vậy. Nỗi nhớ của một trái tim đang yêu được diễn tả thật mãnh liệt. Một nỗi nhớ thường trực, cả khi ngu, bao trùm lên cả không gian và thời gian. Một nỗi nhớ cồn cào, da diết, không thể nào yên, không thể nào nguôi. Nó cuồn cuộn, dào dạt như những đợt sóng biển triền miên, vô hạn.

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhó bờ

Ngày đềm không ngủ được”

Tuy vẫn là hình tượng song hành của sóng và em, bổ sung cho nhau, bồi đắp cho nhau nhằm diễn tả sâu sắc hơn, ám ảnh hơn tình yêu và nỗi nhớ cùng với lòng thủy chung vô hạn đang rạo rực yêu thương. Và rồi nỗi nhớ được diễn tả qua hình tượng con sóng nhớ bờ “ngày đêm không ngủ được” vẫn chưa đủ, chưa thỏa:

“Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

Nỗi nhớ không chỉ bao trùm không gian và thời gian, không chi tồn tại trong ý thức mà còn len lỏi vào trong tiềm thức, xâm nhập vào cả trong giấc mơ.

Như vậy có thể thấy tình yêu của nữ thi sĩ vừa thiết tha, vừa mãnh liệt, vừa trong sáng, giản dị, thủy chung. Đối với tình yêu, khó khăn thì có muôn vàn cách biểu hiện và thời gian là môt ngăn trở rất khắc nghiệt, nhưng không hề khiến tác giả phải lo âu, ngược lại, chỉ làm Xuân Quỳnh thêm tin tưởng vào tình yêu của mình:

“Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa”

Nữ thi sĩ vẫn luôn tin vào cái đích cuối cùng của tình yêu, chị luôn có niềm tin vào tương lai, tình yêu đó nhất định sẽ “tới bờ”, “dù muôn vàn cách trở”.

Có thể thấy, bài thơ “Sóng” là một cuộc hành trình đi tìm tình yêu đã sóng với tình yêu. Đó chính là một tình yêu duy nhất trường tồn vĩnh cửu. “Sóng” là một bài thơ tình tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thớ Xuân Quỳnh. Đó là một tình yêu mãnh liệt, sôi nổi, hồn nhiên, trong sáng và cũng rất ý nhị sâu xa, tuyệt đối dâng hiến trọn vẹn đến quên mình. “Vì tình yêu muôn thuở - Có bao giờ đứng yên?”.

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.