Bình luận câu nói của nhà văn Nguyễn Bá Học có nói: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”

I. MỞ BÀI

- Vai trò của ý chí trong mọi công việc.

- Dẫn câu nói của Nguyễn Bá Học.

II. THÂN BÀI

1. Câu nói trên có nghĩa thế nào?

Nghĩa đen: con đường ta đi, muốn tới đích nhiều khi phải vượt qua núi cao vượt qua sông sâu. Nếu quyết tâm vẫn tới đích được.

Nghĩa bóng (và là nghĩa chủ yếu của câu nói):

Đường ở đây chỉ đích mà con người muốn đi muốn đạt được (con đường đi tới đích). Sông núi ở đây có ý chỉ mọi trở ngại to lớn của hoàn cảnh khách quan, lòng người

ở đây chỉ ý chí của con người.

Hiểu như vậy, ta thấy ý trọng tâm của câu nói là: sức mạnh của ý chí con người có thể vượt qua mọi khó khăn thử thách dù nó to lớn đến chừng nào.

Tại sao đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà lại khó vì lòng người ngại núi e sông?

Tại sao đường đi tới đích không khó vì những trở ngại khách quan bên ngoài: Những trở ngại trong cuộc đời có nhiều thực nhưng không phải là không thể vượt qua. Núi cao bao nhiêu đi nữa nếu trèo mãi cũng tới đỉnh, sông sâu (hoặc rộng) đến đâu chèo thuyền mãi cũng qua. Mọi khó khăn gian khổ mà ta gặp phải trên con đường di tới đích chỉ là những thử thách ý chí và nghị lực của ta chứ không thể nào chặn đứng đường đi của ta, buộc ta phải lùi bước. Đường đi “không khó vì ngăn sông cách núi” là như vậy.

2. Tại sao đường đi lại khó vì lòng người ngại núi e sông

Nghị lực để thực hiện ý muốn là điều có ý nghĩa quyết định khi muốn làm bất cứ việc gì. Có ý chí quyết tâm, người ta có thể vượt mọi khó khăn trở ngại để đi tới đích. Thiếu ý chí, đường đi dù bằng phẳng cũng chẳng dám vượt qua.

Một số dẫn chứng minh họa:

Nhờ có ý chí, quyết tâm sắt đá. Crittôp Cô lông đã vượt biển với bao thử thách gay go để tìm ra châu Mĩ.

Nhờ có ý chí, con người đã bay vào vũ trụ, đổ bộ lên mặt trăng xa xôi.

Thực tế lịch sử dân tộc ta: các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược đều là sự thử thách ý chí sắt đá của dân tộc ta. Cuối cùng ta đã chiến thắng.

Có thể nêu một sô' dẫn chứng mà bản thân học sinh biết để chứng minh vấn đề trên.

III. KẾT BÀI

- Khẳng định câu nói trên là hoàn toàn đúng đắn.

- Khẳng định công lao của tác giả trong văn hóa Việt Nam ở đầu thế kỉ XX.

- Bài học rút ra: luôn luôn rèn luyện ý chí trong cuộc sống hằng ngày. Chỉ có quyết tâm cao mới đem lại kết quả mong muốn.

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.