Phòng Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế và Mặt trận Việt Minh (Viện bảo tàng cách mạng Việt Nam) có một quyển sổ màu xanh đã bạc màu. Trang đầu cuốn sổ ghi bốn chữ “Ngục trung nhật kí” bằng tiếng Hán kèm theo bốn câu thơ và một hình vẽ hai cánh tay nắm chặt bị xích. Phần ruột sách gồm 47 trang ghi 133 bài thơ, một bài đề từ. Ngoài một bài viết sau khi Ngươi đã ra tù, phần còn lại của cuốn sách đều được viết trong tù và bằng chữ Hán. Đây chính là tập thơ Người làm trong khoảng từ 29-8-1942 đến 10-9-1943).
Sau 30 năm cách xa Tổ Quốc, ngày 8-2-1941, Nguyễn Ái Quốc trở về nước để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Người tham gia hội nghị Trung ương lần thứ 8 tháng 5 nãm 1941 để chuẩn bị cho Cao trào đuổi Nhật, đánh Pháp, giành độc lập. 13-8-1942, Người lấy tên mới là Hồ Chí Minh và lên đường sảng Trung Quốc với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh (tức Việt Minh do Người thành lập ở Pác Pó, 1941) và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam để tranh thủ sự giúp đỡ của thế giới cho cách mạng nước ta:
“Nhân danh đại hiểu dân Việt Nam
Tìm đến Trung Hoa để hội đàm”
Sau nửa tháng đi bộ, ngày 29-8, vừa tới Túc Vinh, một thị trấn thuộc huyện Tĩnh Tây, tỉnh Quảng Tây thì Người bị bọn Quốc dân đảng Trung Quốc bắt giữ. Chúng giam cầm và đày đoạ người dã man trong 13 tháng, giải qua gần 30 nhà giam của 13 huyện.
Trần Dân Tiên đã kể về những ngày bị giam cầm của Bác: “Tay bị tróc cổ mang xiềng xích, có sáu người lính mang súng giải đi. Cụ hồ đi mãi đi mãi nhưng vẫn không biết là đi đến đâu... Mỗi buổi sáng khi gà gáy đầu làng người ta lại giải cụ Hồ đi. Mỗi buổi chiều khi chim về tổ người ta lại dừng lại ở một địa phương nào đó, giam cụ vào xà lim, trên một đống gio bẩn, không cởi trói cho cụ ngủ. Đau khổ như vậy, nhưng cụ vẫn vui vẻ. Cụ sung sướng được thấy phong cảnh thay đổi. Thỉnh thoảng cụ Hồ làm thơ..”. 10-9-1943, chính quyền Tưởng Giới Thạch buộc phải trả tự do cho Bác. Kết thúc 13 tháng bị giam cầm của Người.