I. So sánh hình tượng “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi và đoạn Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về hai bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi và Đất Nước cùa Nguyễn Khoa Điềm.
+ Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ tài hoa hiếm có. Tài năng của ông được bộc lộ trên rất nhiều lĩnh vực và điều đáng ngạc nhiên là lĩnh vực nào cũng đạt đến thành công ở đỉnh cao. Do tài hoa ở nhiều lĩnh vực như vậy, cho nên thơ Nguyễn Đình Thi thường giàu nhạc tính có chất hội họa và điều đặc sắc nhất là có cả những suy tư sâu sắc của một tư duy triết học.
+ Nguyễn Khoa Điềm thuộc lớp nhà thơ chống Mĩ. Nguyễn Khoa Điềm thường viết về cuộc đấu tranh cách mạng. Ông hay đề cao phẩm chất của những bà mẹ anh hùng, những chiến sĩ giải phóng kiên cường,... Đặc biệt ông có những cảm nhận rất phong phú và sâu sắc về đất nước trong những năm chống Mĩ.
- Hình tượng đất nước trong thơ ca.
+ Quê hương đất nước là nguồn tho không bao giờ vơi cạn trong văn học nước ta. Nó xuyên suốt và là nguồn cảm hứng chủ đạo trong mạch nguồn thơ dân tộc. Đất nước, đó là nơi mỗi chúng ta “oa... oa” cất tiếng khóc chào đời, nơi những kỉ niệm ngọt ngào nhất in vào chúng ta qua những lời ru: Con cò bay là bay la... Là mảnh đất ông cha ta đã nằm xuống cùng đồng đội mình, là Tháp Rùa rêu phong cổ kính, là Trường Sơn mây mù che phủ.
+ Để rồi mỗi chúng ta không khỏi bồi hồi khi đọc những câu thơ mà hình ảnh, vóc dáng Tổ quốc hiện ra đến nao lòng trong thi phẩm Đất Nước của Nguyễn Đình Thi và trích đoạn Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.
2. Thân bài
b.l. Làm rõ đối tượng thứ nhất
- Bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi.
+ Trong lịch sử văn học viết Việt Nam chưa có một bài thơ nào lại được viết trong một khoảng thời gian dài như bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi. Khởi thảo ban đầu là hai bài thơ: Sáng mát trong như sáng năm xưa và Đêm mít tinh được viết vào năm 1948 và phải đợi bảy năm sau Nguyễn Đình Thi mới hợp nhất hai bài này lại có sửa chữa và có viết thêm thành bài thơ Đất nước như chúng ta có ngày hôm nay.
+ Việc một bài thơ được viết trong khoảng thời gian dài như thế xem ra có vẻ bất lợi bởi vì thơ là kết quả của những xúc cảm đột xuất và mãnh liệt. Rất may đề tài của bài thơ này là một đề tài khái quát, thậm chí quá khái quát cho nên quãng thời gian dài kia không những không cản trở Nguyễn Đình Thi mà trái lại nó còn giúp những suy tư của ông về Đất nước đạt đến độ chín, độ lắng đọng nhất.
- Tất nhiên là một đề tài khái quát thì cũng dễ mất thơ, chính vì vậy Nguyễn Đình Thi đã bắt đầu bài thơ của mình bang những cảm xúc trước vẻ đẹp của mùa thu trong quá khứ để rồi từ những xúc cảm này ông mới chuyển sang những suy tư về Đất nước.
b.2. Làm rõ đối tượng thứ hai.
- Bài Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
+ Thật ra đây không phải là một bài thơ độc lập mà nó chỉ là đoạn trích phần đầu chương V trong bản trường ca Mặt đường khát vọng. Thế nhưng từ chủ đề đến bố cục, chương này hoàn toàn có khả năng đứng tách riêng ra để làm thành một bài thơ độc lập mà vẫn giữ được tính hoàn chỉnh của nó.
+ Về chủ đề mà nói, tất cả ý nghĩa của tác phẩm đã được nói rõ ờ ngay cái tiêu đề Đất nước. Tuy nhiên, nếu Đất nước của Nguyễn Đình Thi viết với một cảm hứng tổng hợp về đất nước với quá khứ, hiện tại, tương lai, mà đặc biệt chú ý về thời kì kháng chiến chống Pháp, thì nhà thơ Nguyền Khoa Điềm ở bài này gần như không gắn với một thời điểm lịch sử cụ thế nào mà mở rộng cảm hứng trong một thời gian, không gian rộng lớn. Nghĩa là ông đã không chú ý nhiều đến những chiến tích lịch sử, những thăng trầm của những đời vua chúa mà chù yếu khai thác dưới góc độ văn hóa, truyền thống của một dân tộc với nền vãn hóa có bản sắc.
- Ông muốn thông qua hiện tượng văn hóa để vừa khái quát bộ mặt đất nước vừa thể hiện lòng tự hào dân tộc qua truyền thống văn hóa lâu đời từ quá khứ đến tương lai. Tóm lại Nguyễn Khoa Điềm viết về đất nước theo một định hướng nhằm chứng minh: đất nước này là của nhân dân.
b.3. So sánh: Nét tương đồng và khác hiệt giữa hai đối tượng trên cả hai hình diện nội dung và hình thức nghệ thuật.
* Những đặc điểm giống nhau về hình tượng đất nước của hai bài thơ.
- Nếu xét ở góc độ phương pháp mà nói thì chúng ta dễ dàng tìm thấy hai tác giả đều tìm đến những giải pháp rất khéo léo nhằm cụ thể hóa đề tài đất nước.
+ Quyết định mà Nguyễn Đình Thi chọn ở đây là khởi đầu bài thơ bàng những xúc cảm trước vẻ đẹp mùa thu. Đây là một quyết định khéo léo bởi vì trước kia mùa thu bao giờ cũng là thu thảm thu sầu còn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 trở đi thì mùa thu vui - mùa thu cách mạng, mùa thu khai sinh ra đất nước. Cho nên khởi đầu bằng những cảm xúc trước vẻ đẹp mùa thu là một quyết định rất hợp lí vì bằng cách ấy nó giúp cho Nguyễn Đình Thi có được một cái đà về mặt cảm xúc, giúp ông chuyển sang những suy tư về đất nước một cách tự nhiên và thoải mải hơn.
+ Quyết định mà Nguyễn Khoa Điềm chọn cũng hợp lí không kém. Ông khắc họa hình tượng đất nước mình bằng cách đặt hình tượng này trong mối liên hệ với thời gian và không gian cụ thể còn về sau là thời gian không gian trừu tượng. Sở dĩ chúng ta nói đây là một quyết định rất hợp lí bởi lẽ đất nước bao giờ cũng phải được nhìn qua chiều dài của thời gian và mặt khác đất nước bao giờ cũng được xác định bởi những không gian có thể là những không gian nhỏ, không gian cụ thể và cũng có thể là những không gian mênh mông không gian trừu tượng trong lòng người.
+ Hình tượng đất nước sẽ rất hoàn thiện khi nó đươc đặt trong hai mối liên hệ này.
- Còn khi xét về phương diện nghệ thuật thì hình tượng đất nước trong hai bài thơ của Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm có khá nhiều nét tương đồng. Vì đây là hình tượng đất nước được khắc họa trong thơ ca mà hình tượng thơ lại là hình tượng cảm xúc, cho nên cả hai tác giả đều viết về đất nước bằng niềm tự hào sâu sắc. bàng những nhận thức thấm thìa vê lịch sử về truyền thống dân tộc.
- Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã khắc họa hình tượng đất nước của mình với hai đặc điểm rất lớn. vừa trái ngược nhau lại vừa rất hài hòa với nhau. Đây là một đất nước vất vả, đau thương với những cánh đồng quê chày máu, dây thép gai đâm nát trời chiểu, với cái cảnh bát cơm chan đầy nước mắt - Bay còn giằng khôi miệng ta.
- Tuy nhiên đất nước chúng ta còn là một đất nước anh hùng quật khởi và một hình ảnh đất nước quật cường đã khiến cho kẻ thù bất lực:
Xiềng xích chúng hay không khóa được Trời đầy chim và đất đầy hoa Sủng đạn chủng bay không bẳn điỉực Lòng dân ta yêu nước thương nhà!
- Nhà thơ Nguyễn Đình Thi còn miêu tả những hình ảnh dân tộc bàng cách nối liền hiện tại với quá khứ và tương lai. Từ điểm nhìn hiện tại, Nguyễn Đình Thi lắng nghe những tiếng rì rầm trong lòng đất của quá khứ vọng về. Đó là tiếng nói của một đất nước chưa bao giờ khuất. Đồng thời cảm hứng thơ còn đưa Nguyễn Đình Thi hướng tới tương lai. Ông như nhìn trước một nước Việt Nam từ trong máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng lóa.
- Còn ở trong bài thơ Đất Nước của mình, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại bộc lộ niềm tin sâu sắc của ông về những hình ảnh văn hóa lâu đời. Đe viết nên bài thơ Đất Nước của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng với một mật độ rất cao các chất liệu văn hóa dân gian. Dựa trên rất nhiều câu ca dao tục ngữ, để viết nên những câu thơ của mình.
- Ông còn đưa vào bài thơ rất nhiều truyền thuyết, những sinh hoạt phong tục tập quán đậm đà bản sẳc dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm còn ý thức một cách rất sâu sắc về những đóng góp lớn lao của nhân dân cho đất nước.
- Đó là những đóng góp từ nhỏ nhặt cho đến lớn lao. những đóng góp được ghi lại trong sử sách và cả những đóng góp âm thầm lặng lẽ không ai biết. Đó còn là những đóng góp kiên nhẫn, bền bỉ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
* Những điểm khác nhau của hình tượng đất nước ở hai tác phẩm.
- Đây là hai bài thơ được ra đời ờ hai thời điểm rất khác nhau và chính điều đó đã khiến cho hình tượng đất nước ở hai bài thơ này có nhiều chỗ khác biệt.
+ Nguyễn Đình Thi khắc họa hình tượng đất nước với hai đặc điểm và đặt hình tượng đất nước trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai.
+ Nguyễn Khoa Điềm lại viết bài thơ này theo một định hướng tư tưởng nhằm chứng minh: Đất Nước này là Đất Nước Nhân dán, mà tư tường cơ bản này đã chi phối toàn bộ bài thơ và nó quy định bút pháp, buộc Nguyễn Khoa Điềm phải chọn cái giải pháp đi từ cụ thể đến khái quát, vì bản thân tư tưởng đất nước của nhân dân vốn đã là trừu tượng. Để cho sáng tỏ nó chỉ có một cách là đi từ rất nhiều những hình ảnh cụ thể, những đóng góp của nhân dân cho đất nước, những chất liệu văn hóa dân gian... để rồi từ rất nhiều hình ảnh cụ thể ấy tư tưởng đất nước của nhân dân mới được làm sáng tỏ.
- Một sự khác biệt mà chúng ta rất dễ dàng nhận thấy ở hai bài thơ đó là phương diện bố cục. Tuy rằng cả hai bài thơ đất nước đều chia làm hai phần nhưng sự liên kết hai phần ở mồi bài lại rất khác nhau.
+ Bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi được bắt đầu bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp của mùa thu, mùa thu Hà Nội trong hồi tường và mùa thu Việt Bắc trong hiện tại. Để rồi sau đó mới chuyển sang quá khử hai thời điểm khác để có những suy tư của tác giả đối với đất nước.
+ Bố cục hai phần cùa bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm lại theo một cách hoàn toàn khác. Phần một dành cho việc khắc họa hình tượng đất nước trong mối liên hệ với thời gian. Đe rồi toàn bộ phần hai nhằm chứng minh cho tư tưởng với đất nước của nhân dân.
b. 4. Lí giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đổi tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp cùa thời kì văn học...
- Do sự khác biệt về phong cách: Thơ Nguyễn Đình Thi thường giàu nhạc tính có chất hội họa và điều đặc sắc nhất là có cả những suy tư sâu sắc của một tư duy triết học. Còn thơ Nguyền Khoa Điềm thường viết về cuộc đấu tranh cách mạng, ông hay đề cao phẩm chất của những bà mẹ anh hùng, những chiến sĩ giải phóng kiên cường... Đặc biệt ông có những cảm nhận rất phong phú và sâu sắc về đất nước trong những năm chống Mĩ.
- Về phương diện bố cục: Chúng ta rất dễ dàng nhận thấy ở hai bài thơ đất nước đều chia làm hai phần nhưng sự liên kết hai phần ở mỗi bài lại rất khác nhau.
+ Bài Đất Nước của Nguyễn Đình Thi được bắt đầu bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp cùa mùa thu. mùa thu Hà Nội trong hồi tưởng và mùa thu Việt Bắc trong hiện tại. Để rồi sau đó mới chuyển sang quá khứ hai thời điểm để diễn tả những suy tư cả tác giả đối với đất nước.
+ Bố cục hai phần của bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm lại theo một cách hoàn toàn khác. Phần một dành cho việc khắc họa hình tượng đất nước trong mối liên hệ với thời gian. Phần hai nhằm chứng minh cho tư tưởng đất nước của nhân dân.
3.Kết bài
- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
+ Với mỗi bài thơ hình tượng đất nước lại mang những nét đẹp riêng. Neu Nguyễn Đình Thi khắc họa hình tượng đất nước từ đau thương hiện lên tươi thắm vô ngần thì Nguyễn Khoa Điềm với tư tưởng Đất nước cùa Nhân dân. Nhưng dù thế nào thì tựu chung lại vẫn là những tình cảm yêu mến, tự hào về một đất nước giàu đẹp. một dân tộc anh hùng - tình nghĩa, và càng tự hào bao nhiêu lại càng đau xót, căm phẫn khi đất nước rơi vào tình cảnh đau thương, mất mát.
+ Từ đó cất cao tiếng hát ngợi ca về một đất nước anh dũng trong chiến đấu, tỏa sáng, rạng ngời và vẹn tròn to lớn: Từ mủi tóc xanh đầu nguồn Pắc Bó/ Tới gót chán hồng mũi Cà Mau.
-Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
+ Hai bài thơ là hai gương mặt đẹp về đất nước: giàu đẹp, đau thương trong chiến tranh và kiên cường, bất khuất trong chiến đấu. thông qua hình ảnh một đất nước trưởng thành tỏa sáng theo chiều dài lịch sử dân tộc và một đất nước của nhân dân với những giá trị lâu bên.
+ Hình tượng đất nước ấy bắt nguồn từ truyền thống yêu nước cao đẹp được hun đúc suốt mấy ngàn năm lịch sử dân tộc. Thế nên chính những trang thơ đó đã bộc lộ thấm thìa, cảm động tấm lòng yêu nước của con người Việt Nam, khơi dậy trong lòng mỗi công dân Việt niềm tự hào dân tộc, tình yêu, sự gắn bó cũng như trách nhiệm đối với đất nước trong hiện tại và tương lai.
II. Đọc 2 đoạn văn dưới đây:
(1). Mị lén lẩy hũ rượu, cứ uống ực tùng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đẩy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng... trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
(2). Trước khi gặp thị Nở, tối ấy Chí Phèo đã uống rượu ở nhà Tự Lãng, một lão vừa làm nghề thầy cúng, vừa làm nghề hoạn tợn. Ở đó, chưa bao giờ Chỉ Phèo được uống thỏa thê đến thế... Người ta cứ tưởng như cả làng Vũ Đại phải nhịn uống rượu để cho chúng uống trích Chí Phèo của Nam Cao.
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về cách uống rượu của nhân vật qua hai đoạn văn trên?
Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc và tràn đầy tinh thần nhân đạo. Chí Phèo không chỉ là kiệt tác mà còn là tác phẩm kết tinh khá đầy đủ cho nghệ thuật của Nam Cao. Chi tiết Trước khi gặp thị Nở, tối ấy Chí Phèo đã uống rượu ờ nhà Tự Lãng, một lão vừa làm nghề thầy cúng, vừa làm nghề hoạn lợn. Ở đó, chưa bao giờ Chí Phèo được uống thỏa thích đến thế... Người ta cứ tưởng như cá làng Vũ Đại phải nhịn uống rượu để cho chúng uống là một trong những chi tiết đặc săc về hình ảnh của Chí Phèo khi uống rượu trong tác phẩm. Tô Hoài là nhà văn lớn có nhiều thành tựu khi viết về đề tài miền núi. Vợ chồng A Phủ đã thể hiện một cách xúc động cuộc sống tủi nhục của đồng bào miền núi Tây Bắc dưới ách phong kiên, thực dân và tinh thần đấu tranh của họ để tự giải phóng. Tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Thể hiện rõ điều đó có lẽ phải kể đến chi tiết Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng hát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nháy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng văng tiếng sảo gọi hạn đầu làng...
Phàm một người uống rượu khi có chuyện buồn, có một nồi niềm tâm sự không thể sẻ chia cùng ai, như một quy luật người ta sẽ tìm đến rượu đế giải sầu. Phải chăng Mị và Chí đang có uất ức trong cuộc sống nên họ tìm đến rượu?
Mị vốn là con nhà nghèo, xinh đẹp, tài hoa, đáng ra phải hưởng hạnh phúc, nhưng mọi chuyện diễn ra như vậy há chẳng phải câu nói của Tố Như tiên sinh ngày ấy là sai: Đau đớn thay phận đàn bà - Lời rằng hạc mệnh cũng là lời chung. Vâng! Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến vốn đã Bảy nổi ba chìm với nước non (Hồ Xuân Hương), Mị cũng không nằm ngoài quy luật ấy, về nhà thống lí chẳng khác nào dấn thân chốn địa ngục trần gian, Mị sống như con rùa, con ngựa, sống không hơn con vật, bị A Sử đánh đập dã man, bị bọn cường quyền bóc lột sức lao động cùng tận, bị thần quyền tước đoạt sự tự do và trong trắng của người con gái.
Khi người ta khóc hoặc người ta quá yếu mềm trước nghịch cảnh của dòng đời nhưng có thể người ta đã mạnh mẽ trong một thời gian quá dài. Mị là như vậy, giọt lệ ấy đã ngấm ngầm trong tâm hồn cô đã lâu và chỉ chờ cơ hội nó sẽ chực trào. Không một tác động của ngoại lực, của hoàn cảnh, hàng nước mắt tuôn rơi trong đêm tối, trong cái đêm tình mùa xuân nơi nhà thống lí. Là một người mạnh mẽ nên Mị sẽ cố che giấu càm xúc của mình bằng một thứ gì đó, và cô chọn rượu là giải pháp tổt nhất, nhưng nào có được cầm bình rượu tu ừng ực như Chí đâu, Mị phải “lén lấy hũ rượu” và uống “ực” - trong cách uống rượu ít nhiều khắc họa sự khốn khổ của cô.
Mị uống và nhớ về thời thanh xuân, thời mà cô tự do chạy nhảy, có thể thổi sáo, thổi lá và làm bất cứ việc gì mình thích, không ràng buộc bởi một sợi dây nào cả. đó mới là cuộc sống thật sự. Cô nhớ về đêm tình mùa xuân năm nào khi còn ở nhà, nhớ những ngày trẩy hội của người Mèo khi vừa xong mùa lúa.... Nhưng Mị uổng để nhớ thì ít mà để quên thì nhiều, quên cái sự khổ ở nhà Pá Tra. khi uống rượu mới biết mình còn là người.
Cũng có số phận gần giống Mị, nhưng cái bi kịch của Chí sâu sắc hơn (do hoàn cảnh sáng tác hai tác phẩm khác nhau, Chí Phèo trước 1945, Vợ chồng A Phủ sau Cách mạng tháng Tám, lúc bấy giờ các nhà văn. nhà thơ đã tìm thấy lối thoát cho nhân vật của mình nhờ có ánh sáng cùa Đảng).
Chí vôn là một anh nông dần hiền lành, chất phác, có lòng tự trọng, có chí hướng. Nhưng hoàn cảnh đưa đẩy, xã hội bất công, bộ máy thực dân phong kiến tàn độc. đã biến một người tử tế thành con qủy dữ. Nếu cảm nhận sâu sắc văn bản người đọc sẽ thấy một chút gì đó hụt hẫng, một chút luyên tiếc, từ đó căm phẫn bọn cường quyền tước đoạt quyền sống, quyền làm người của Chí. Ngày ra tủ Chí không có lấy một người thân, những người trong làng Vũ Đại thì xua đuổi, xem anh như một con quái vật với hình xăm khấp thân thể. Điều này vô tình đẩy Chí lún sân vào rượu chè, trở thành tay sai đắc lực cho bá Kiến.
Trải dài trên trang truyện của Nam Cao ta có thể thấy hình ảnh Chí gắn liền với chai rượu, làm gì anh cũng uống, trước lúc đi đòi nợ uống, trước khi sang nhà bá Kiến lại uổng, không làm gì cũng uống. Có câu “nhân chi sơ tính bổn thiện”, con người từ lúc sinh ra đến lớn lên, dù có trở thành thằng đầu đường xó chợ, thằng ăn trộm, ăn cướp, các phần tử xấu nói chung, chác chắn sâu thẳm trong tâm can họ luôn tồn tại một chữ “người”, nhưng do hoàn cảnh lầm lạc nên nó đã mãi chôn vùi. Chí cũng thế, mồi lần uống rượu có cảm giác như anh đang “lấy dũng khí", như cố gắng đeo lấy chiếc mặt nạ cùa con quỳ dữ. như đê cố gắng tạo ra vè ngoài là một tên lưu manh, nhưng thực chất Chí hiền lắm,vẫn là anh Chí của ngày xưa, lúc không có rượu anh có thể cảm nhận rõ ý nghĩa của tiếng chim hót, có thể suy nghĩ sáng suốt về một mái nhà tranh, về chuyện làm ăn,... phần người trong anh thể hiện rõ nét khi nếm bát cháo hành của thị Nở.
Đặc biệt với Chí, điều mà tôi muốn chứng minh là anh uống một cách có ý thức, không phải uống để say, uống vì nghiện, tôi muốn nhìn anh bàng phần người hơn là một tên lưu manh, một người đang cố gắng trờ thành “tên đầu bò” vì xã hội không chấp nhận và xua đuổi khiến anh bần cùng hóa. không còn sự lựa chọn nào khác.
Qua cách uống rượu của hai nhân vật, đều có một điểm chung là họ uống có mục đích, uống rượu nhưng trong tâm thế tỉnh, ý thức hành động mình đang làm. Mị uống như đê quèn đi sự đau khô hiên hiện trước mắt và đế nhớ về thời vàng son. Chí uống đê cố biến mình thành một tạo vật hoàn hào của nhà tù thực dân. đều thấy sự đau kho trong cách uống của họ, nào họ có muốn uống đâu.
Hai nhà văn ở hai thời kì sáng tác khác nhau, nhưng dường như trong cõi lòng sâu thẳm của Tô Hoài và Nam Cao đều hiểu được mục đích, hành động của Mị và Chí - những con người luôn khát khao cuộc sống hạnh phúc.
(Bài viết ghi lại trong dòng Nhật kí giảng dạy tại TTBDVH Lan Anh)
III. Đọc hai đoạn thơ dưới đây và làm theo yêu cầu.
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nấng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thìa, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
(Việt Bắc-Tố Hữu)
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức.
(Sóng-Xuân Quỳnh)
Anh (chị) hãy phát biểu cảm nhận của mình về hai đoạn thơ trên.
1. Mở bài
- Giới thiệu về hai tác giả và hai bài thơ.
+ Nhác đến Tố Hữu là nhắc đến một trong những nhà thơ có một vị trí đặc biệt trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Đặc điểm phong cách thơ Tố Hữu là khuynh hướng thơ trữ tình chính trị, nhà thơ luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn và con đường cách mạng luôn song hành với con đường thơ ca. Bài thơ Việt Bắc là đinh cao của thơ Tố Hữu và cùng là một thành tựu quan trọng của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ được Tố Hữu sáng tác vào tháng 12 năm 1954 nhân một sự kiện lịch sử. Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu về Thủ đô Hà Nội. Từ điểm xuất phát ấy bài thơ thể hiện tình gắn bó thắm thiết giữa người ra đi và người ở lại, giữa miền xuôi và miền ngược, giữa người cán bộ với Việt Bắc quê hương của cách mạng, với đất nước và nhân dân. với Đảng và Bác Hồ, với cuộc kháng chiến đã thành kỉ niệm sâu nặng trong tâm hồn.
+ Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ tiêu biểu nhất thời chống Mĩ cứu nước. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói đầy cảm xúc, có sắc thái rất riêng, đậm chất nữ tính của một tâm hồn phụ nữ rất thông minh, sắc sảo, giàu yêu thương. Sóng được sáng tác năm 1967 - in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968), là bài thơ đặc sắc viết về tình yêu. rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ Sóng là tiếng lòng chân thành, bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu.
-Khái quát hai nỗi nhớ ở hai đoạn thơ.
+ Nỗi nhớ thương từ lâu đã là gia vị không thề thiếu trong tình yêu, có nhớ thương mới biết quý trọng phút giây gặp mặt, có nhớ thương mới có đủ các cung bậc của tình yêu, nỗi nhớ là xúc cảm ngọt ngào của tình yêu lứa đôi mà cũng là của những con người lúc xa nhau. Điều đó đã được Tố Hữu và Xuân Quỳnh thể hiện rõ nét trong hai bài thơ. đặc biệt là qua hai đoạn thơ.
+ Trích dẫn hai đoạn thơ.
2.Thân bài
2.1. Cảm nhận hai đoạn thơ
a. Đoạn thơ trong bài “Việt Bắc”.
- Nỗi nhớ tràn ngập không gian thời gian, thấm vào cảnh vật thiên nhiên:
+ Thiên nhiên bình dị tươi đẹp: nắng chiều, trăng lên đầu núi, bản khói cùng sương, ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê...
+ Con người Việt Bắc cần cù chăm chỉ, chịu thương chịu khó: Sớm khuya bếp lừa người thương đi về.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ lục bát âm điệu ngọt ngào sâu lắng.
+ Sử dụng phép điệp từ, ngôn ngữ bình dị.
b. Đoạn thơ trong bài thơ Sóng.
- Nỗi nhớ tràn ngập khắp không gian: dưới lòng sâu, trên mặt nước.
- Nỗi nhớ tràn ngập khắp thời gian: ngày đêm không ngủ được.
- Nỗi nhớ tràn cả vào ý thức, vô thức, tiềm thức “cả trong mơ còn thức”.
- Nghệ thuật: thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu và hình ảnh; phép ẩn dụ, nhân hóa, điệp cấu trúc, tương phản...
2.2. So sánh
a. Giống nhau.
- Về cái nhìn tổng thể: cả hai đoạn thơ đều tập trung thể hiện nồi nhớ của một tình yêu tha thiết sâu đậm đối với con người, cuộc sống, quê hương, đất nước của hai thi sĩ.
- Nội dung cảm xúc: cả hai đoạn thơ đều viết về nỗi nhớ, một trạng thái cảm xúc nảy sinh trong cuộc chia li với những con người đã từng gắn bó sâu nặng, thắm thiết, những mảnh đất để lại dấu chân đi qua.
- Nghệ thuật thể hiện:
+ Hai đoạn thơ, các tác giả đều tập trung khắc họa những cung bậc trạng thái phong phu. ch chiều của nỗi nhớ.
+ Nỗi nhớ mênh mang được đặt trong quan hệ với không gian thiên nhiên vô tận.
+ Nỗi nhớ triền miên da diết được đặt trong thời gian của đêm - ngày, sớm - chiều.
+ Nỗi nhớ còn được so sánh, thể hiện trong những điều sâu thẳm, mãnh liệt nhất {nhớ người yêu, cả trong mơ còn thức).
—> Hai đoạn thơ đều sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ, điệp từ để khéo léo diễn tả nỗi nhớ sâu đậm, giọng điệu da diết, khắc khoải của con người khi phải chia li.
b. Điểm khác biệt.
- Việt Bắc của Tố Hữu.
+ Nội dung cảm xúc:
• Nỗi nhớ trong thơ của Tố Hữu thuộc về tình cảm lớn lao, tình cảm chính trị, tình cảm cách mạng nhưng đan kết và quyện hòa trong mối tình yêu lứa đôi.
• Nỗi nhớ ấy gắn liền với cuộc chia li cùa người cán bộ cách mạng rời căn cứ địa kháng chiến để trở về Thủ đô.
• Chủ thể của nỗi nhớ là những con người kháng chiến nhớ những kỉ niệm với quê hương Việt Bắc, đồng bào Việt Bắc ân tình đùm bọc, cưu mang họ trong suốt những tháng ngày gian khổ của cuộc kháng chiến.
+ Nghệ thuật trong đoạn thơ:
• Đoạn thơ sử dụng thể thơ lục bát của dân tộc.
• Giọng điệu ngọt ngào như một khúc trữ tình sâu lắng, da diết.
• Các điệp từ: “nhớ gì, nhớ từng, nhớ những” cùng với nghệ thuật so sánh (như nhớ người yêu), ẩn dụ (ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê) và tiểu đối đã góp phần thể hiện thành công những cung bậc cảm xúc phong phú của nỗi nhớ quê hương cách mạng.
- Sóng của Xuân Quỳnh.
+ Nội dung cảm xúc:
• Cảm xúc của chủ thê trữ tình được thê hiện vừa gián tiêp, vừa trực tiếp.
• Sóng là hóa thân mà cũng là phân thân của chủ thể trữ tình. Sóng là ẩn dụ để diễn tả nỗi nhớ.
• Sắc thái của nỗi nhớ trong đoạn thơ (có nỗi nhớ cồn cào, cháy bỏng, có nồi nhớ triền miên, da diết, có nỗi thao thức, bồi hồi trăn trở, nỗi nhớ còn lặn cả vào trong tiềm thức, trong giấc mơ).
+ Nghệ thuật trong đoạn thơ:
• Đoạn thơ sừ dụng thể thơ năm chữ và ẩn dụ nghệ thuật sóng.
• Thể thơ và nhịp điệu thơ đã gợi hình ảnh và nhịp điệu bất tận vào ra của những con sóng nỗi nhở tình yêu.
• Nhờ nghệ thuật ẩn dụ, nỗi lòng của người phụ nữ khi yêu được thê hiện chân thành, nữ tính, duyên dáng mà không kém phần mãnh liệt sâu sắc.
• Đoạn thơ có hình ảnh sáng tạo diễn tả nôi nhớ trong mơ {Lòng em nhớ đến anh - Cả trong mơ còn thức).
2.3. Đánh giá chung
- Từ hai nỗi nhớ được thể hiện trong đoạn thơ, người đọc không chỉ cảm nhận được nét đặc sắc cùa hai giọng điệu thơ mà còn thấy được vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam yêu thương đằm thắm, dịu dàng mà mãnh liệt, tình nghĩa thủy chung.
3. Kết bài
- Đánh giá chung.
+ Khép lại hai đoạn trích là những cảm nhận riêng của mỗi người về nỗi nhớ trong đời sống, nhưng chắc hẳn ai cũng tin ràng dù là nhớ người yêu hay nhớ mảnh đất thân thuộc cũng thật đẹp chỉ cần nỗi nhớ ấy xuất phát sâu tham một trái tim cùng xúc cảm chân thành.
+ Thật cảm ơn hai nhà thơ đã dồn hết tâm tư tình cảm của mình để nhào nặn nên những tác phẩm văn học có giá trị, cho ta thấy được những góc khuất tâm hồn đầy ý nghĩa cũng như không kém phần sâu sắc về tình cảm đáng quý giữa con người trong cuộc sống nhiều thay đổi và biến động như thế này.