Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

I. Có ý kiến cho rằng: vẻ đẹp độc đáo đồng thời cũng là đặc sắc bao trùm bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng là cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng. Hãy giải thích vì sao có điều đó và phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên?

1. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm.

- Dẫn dắt và trích dẫn ý kiến.

+ Có những bài thơ đã sống cuộc đời đầy thăng trầm và cũng khá truân chuyên nhưng cuối cùng vẫn định hình trong lòng độc giả và khẳng định giá trị đích thực của mình trong thơ ca. Tây Tiến của Quang Dũng là một tác phẩm như thế.

+ Bài thơ được nhớ lại như một kỉ niệm đẹp của kháng chiến bởi đó là một tiếng thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng của một thời anh hùng rực lửa không thể nào quên.

2. Thân bài

Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng là nét đặc sắc bao trùm bài thơ, làm nên vè đẹp riêng của Tây Tiến. Nhưng điều đó do đâu mà có và nó đã được thể hiện trong bài thơ như thế nào?

a. Lí giải về cảm hửng lãng mạn và tinh thần bi tráng của bài thơ Tây Tiến.

- Ở đây có sự gặp gỡ giữa hồn thi nhân, nhân vật trữ tình trong tác phẩm, cái thời anh hùng rực lửa giai đoạn đầu kháng chiến chống Pháp và chiến trường miền Tây dữ dội. ác liệt nhưng cũng rất thơ mộng, trừ tình. Cả bốn yếu tố trên dường như đã hội tụ mãnh liệt và da diết trong nỗi nhớ của Quang Dũng để trào ra cảm hứng lãng mạn và bật lên tinh thần bi tráng trong cái phút “xuất thần" sinh ra “đứa con đầu lòng hào hoa và tráng kiện" Tây Tiến.

- Quang Dũng là một hồn thơ hào hoa và lãng mạn. Lính Tây Tiến cũng là những con người như thế. phần lớn là người Hà Nội, mang đậm chất hào hoa, lãng mạn của những chàng trai Kinh thành.

+ Khung cảnh chiến trường Tây Tiến dữ dội, ác liệt nhưng rất thơ mộng, trữ tình. Cuộc hành quân cùa người lính Tây Tiến đánh giặc lại càng đẹp theo phong vị lãng mạn của những tráng sĩ “vung gươm ra sa trường" thời ấy.

+ Hồn thơ lãng mạn Quang Dũng đã gặp một mảnh đất thơ “lãng mạn", được một “bầu trời thơ" lãng mạn bao quanh làm sao có thể không trào ra cảm hứng lãng mạn bay bổng trong bài thơ này?

- Tinh thần bi tráng do đâu mà có? Chiến trường Tây Tiến ác liệt, hoang vu. nhiều thú dữ, bệnh sốt rét rừng gây nhiều tử vong, nhiều chiến sĩ đã ngã xuống trên đường hành quân:

+ Đó là chất bi, là hiện thực khốc liệt cùa cuộc chiến. Quang Dũng không lẩn tránh cái bi, nhưng đem đến cho cái bi màu sắc và âm hướng tráng lệ, hào hùng bi tráng.

+ Đó là nhờ nét “tráng" rất khỏe của thi sĩ đã át được, thắng được cái “bi". Cái “tráng" này là của Quang Dũng và cả một lớp trai trẻ như ông thời ấy, mang trong lòng một bầu máu nóng “quyết lư cho Tổ quốc quyết sinh", “một ra đi là không trở về" như hình mẫu những tráng sĩ anh hùng trong truyện cổ mà họ từng ôm ấp.

+ Cái “tráng" lại được luồng gió yêu nước của thời anh hùng rực lừa của thời bấy giờ thôi vào nên lại càng hào hùng, rực rỡ. Đúng là “bài thơ này đã được khí phách của cá một thời đại ùa vào, chắp cánh" (Hoài Thanh) để cho cái chất bi tráng ấy bay lên như một nét đẹp hiếm có của một thời thơ.

=> Như vậy, cam hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng luôn gẳn bó với nhau, nâng đỡ nhau, cộng hưởng với nhau để làm nên linh hồn, sác diện của bài thơ và tạo nên vẻ đẹp độc đáo của tác phẩm.

b. Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng được thể hiện trong bài thơ như thế nào?

- Cảm hứng lãng mạn thể hiện cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và phát huy cao độ trí tưởng tượng. Cái tôi cùa Quang Dũng trong Tây Tiến là một cái tôi như thế.

+ Nó trào ra ngay đầu bài thơ, đầy ắp và mãnh liệt trong một nồi '"nhớ chơi vơi” rất lạ, đểrồi sau đó tuôn chày ào ạt như một dòng suối trong suốt bài thơ.

+ Cái tôi ấy có mặt ở khẳp nơi, lắng đọng từng chỗ, từ cảnh chiến trường hiểm trở, hoang sơ đến cảnh sông nước thanh bình, thơ mộng, đến một hội đuốc hoa đầy sắc màu của xứ lạ phương xa; từ nỗi nhớ một bản làng Mai Châu “cơm lên khói” đến một Đêm mơ Hà Nội dáng kiểu thơm thật hào hoa lãng mạn.

+ Nhà thơ đã tô đậm cái phi thường, gây ấn tượng mạnh về cái hùng vĩ. dữ dội và cái thơ mộng, tuyệt mĩ bằng cách sử dụng thủ pháp đối lập.

+ Trí tường tượng bay bồng khiến cho thi nhân hình dung ra một “đêm hơi", càm nhận được cái oai linh của Thần Núi. thấy được “hồn lau nẻo bến bờ” và nghe được cá tiếng Sông Mã gầm lên khúc độc hành... 

- Tinh thần bi tráng thể hiện ở chỗ nhà thơ không lẩn tránh cái bi, thường đề cập đến cái chết, nhưng đó không phải là cái chết bi lụy mà là cái chết hào hùng, lẫm liệt của người chiến sì đi vào cõi bất tử.

+ Bài thơ ba lần nói đến cái chết, cái chết nào cũng đẹp, nhưng đẹp nhất có lẽ là cái chết sang trọng này:

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

+ Sang trọng vì được bọc trong những tấm chiến bào, được về với đất mẹ, và nhất là được thiên nhiên tấu lên khúc nhạc dữ dội và oai hùng để đưa tiễn hương hồn người chiến sĩ. Ở đây thủ pháp cường điệu đã đẩy chất bi tráng lên đến đinh cao của nó.

- Chất bi tráng làm nên sắc diện của bài thơ, có mặt trong tác phẩm, nhưng nổi rõ và in đậm dấu nhất ở đoạn thơ thứ ba khi Quang Dũng miêu tả chân dung người lính Tây Tiến, đồng đội của ông, trong các cặp hình ảnh đối lập: giữa ngoại hình tiều tụy với thần thái “dữ oai hùm”, giữa Mắt trừng gửi mộng qua biên giới với Đém mơ Hà Nội dáng kiều thơm, và nhất là hình ảnh của cái chết Rải rác biên cương mồ viễn xứ với lí tường đánh giặc thanh thản đến lạ lùng của người chiến sĩ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh. Một tư thế ra đi như thế thì cái chết còn có nghĩa lí gì đối với họ?

3. Kết bài

- Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng đã làm nên vẻ đẹp riêng và giá trị bền vững của bài thơ Tây Tiến. Đó là vẻ đẹp của một thời hào hùng rực lửa một đi không trở lại. nhưng tiếng thơ bi tráng của hồn thơ lãng mạn hào hoa.

- Quang Dũng đã kịp ghi lại và giữ lại cho đời một khung cảnh chiến trường đã đi vào lịch sử và một tượng đài bất tử về người lính vô danh.

Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thôi vào cò gianh vàng ừng, gió và rét rất dữ dội. Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xoè như con bướm sặc sỡ. Hoa thuốc phiện nở trắng lại nở màu đỏ hau, đò thậm, rồi nở màu tỉm man mát. Đảm trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rù bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hồi. Mị nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.

II. Đọc đoạn văn dưới đây:

Mày có con trai con gái rồi

Mày đi làm nương

Ta không có con trai con gái

Ta đi tìm người yêu

Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới.

Ở mỗi đầu làng đều có một mõm đất phẳng làm sân chơi chung ngày Tết. Trai gái, trẻ con ra sân chơi ấy tụ tập đánh pao, đánh quay, thói sáo, thổi kèn và nhảy.

Cả nhà thống lí Pá Tra vừa ăn xong bữa cơm Tết củng ma. Xung quanh chiêng đánh ầm ĩ, người ốp đồng vẫn còn nhảy lên xuống, run bần bật. Vừa hết bữa cơm lại tiếp ngay bữa rượu bên bếp lửa.

Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lẩy hũ rượu, cứ uổng ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng văng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bêu bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mé, ngày đêm đã thôi sáo đi theo Mị.

Rượu tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra dường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị van còn trẻ. Mị muổn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chì A Sừ với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lừng lơ bay ngoài đường.

Anh ném pao, em không bắt Em không yêu, quà pao rơi rồi...

Lúc ấy, A Sử vừa ở đáu về, lại sửa soạn đi chơi. A Sử thay áo mới, khoác thêm hai vòng bạc vào cô rồi bịt cái khăn trắng lên đầu. Có khi nó đi mấy ngày mấy đêm. Nó còn muốn rình bắt mấy người con gái nữa về làm vợ. Cũng chăng bao giờ Mị nói gỉ.

Bây giờ Mị cũng không nổi. Mị đến góc nhà, lẩy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bông quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:

-Mày muốn đi chơi à?

Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nẳm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xoá xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng dược đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.

Trong bỏng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe thay tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào...". Mị vùng bước đi. Nhưng chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cò. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.

Chó sùa xa xa. Chìmg đã khuya. Lúc này là lúc trai đang đến bên vách làm hiệu, rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi.

Cả đêm Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu toả. Tiếng sáo. Tiếng chó sủa xa xa. Mị lúc mê, lúc tỉnh. Cho tới khi trời tang tảng rồi không biết sảng từ bao giờ.

(Sách Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr 6 - 7 - 8)

Có ý kiến cho rằng: Đoạn văn miêu tả sự hồi sinh của nhân vật Mị vào đêm tình mùa xuân tà một đoạn đặc sắc kết tinh tài năng nghệ thuật và tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mới mẻ của nhà vãn Tô Hoài trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ. Anh (chị) có đồng ý vói ý kiến trên không? Căn cứ vào những hiểu biết về tác phẩm, hãy làm rõ chủ kiến của mình.

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả tác phẩm.

- Giới thiệu đoạn văn.

- Giới thiệu ý kiến.

2. Thân bài

a. Giải thích ý kiến

- Đoạn văn miêu tả sự hồi sinh của nhân vật Mị vào đêm tình mùa xuân là một đoạn đặc sắc kết tinh tài năng nghệ thuật và tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mới mẻ của nhà văn Tô Hoài trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.

- Tài năng nghệ thuật: là tài năng sáng tạo riêng, độc đáo của người nghệ sĩ: từ cách chọn đề tài, xây dựng nhân vật, tình huống truyện, ngôn ngữ, giọng điệu, dùng từ đặt câu...

- Tư tưởng nhân đạo: chính là tấm lòng yêu thương con người, nhà văn chân chính là nhà nhân đạo từ trong cốt tùy. đồng cảm với những kiếp đời đau khổ bất hạnh, lên án những the lực phi nhân bản chà đạp lên quyền sống cùa con người, phát hiện, ngợi ca những vẻ đẹp nhân văn.

b. Phân tích, chứng minh

- Mị là một cô con dâu gạt nợ sống ở nhà thống lí Pá Tra để trả món nợ truyền đời - truyền kiếp là hai mươi đồng bạc trang mà bố mẹ Mị vay bổ thống lí Pá Tra hồi cưới nhau.

+ Quãng đời cùa Mị ở Hồng Ngài thật sự là một chuỗi ngày đen tối nhất của một người đàn bà ờ giữa chốn địa ngục trần gian.

+ Tuy là mang tiếng con dâu của vua xứ Mèo mà lại phải làm việc quần quật như "con trâu, con ngựa”, sống vô cảm vô hồn, không có ý thức về thời gian, tuổi trẻ, tình yêu, cam chịu, nhẫn nhục.

- Tưởng đâu đấy sẽ là một dấu chấm hết cho cuộc đời của người đàn bà Mèo ấy, nhưng đằng sau cái đống tro tàn của lòng Mị. vẫn còn thấp thoáng đâu đó những tia lửa nhỏ của khát vọng sống. Và chí cần một cơn gió tác động, nó sẽ bừng lên thành ngọn lửa - ngọn lửa của sự khát khao mãnh liệt được sống - chứ không chấp nhận tồn tại với thân phận nô lệ như vậy.

- Mị - sự trỗi dậy của lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc.

+ Những yếu tố tác động đến sự hồi sinh của Mị: Những chiếc váy hoa đã đem phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ. hoa thuốc phiện vừa nở trang lại đới ra màu đỏ hau. đỏ thậm rồi sang màu tỉm man mác. Đám trẻ đợi Teỉ, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà cũng có những tác động nhất định đến tâm lí của MỊ.
+ Rượu là chất xúc tác trực tiếp đê tâm hồn yêu đời, khát vọng sống của Mị trồi dậy. Mị đã lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Mị vừa như uổng cho hả giận, vừa như uống hận. nuốt hận. Hơi men đã đưa tâm hồn Mị theo tiếng sáo.

—> Trong đoạn diễn tả tâm trạng hồi sinh của Mị. tiếng sáo có một vai trò đặc biệt quan trọng. Tô Hoài đã miêu tả tiếng sáo như một dụng ý nghệ thuật để lay tinh tâm hồn Mị. Tiếng sáo là biểu tượng của khát vọng tình yêu tự do, đã theo sát diễn biến tâm trạng Mị, là ngọn gió thổi bùng lên đốm lửa tưởng đã nguội tắt. Thoạt tiên, tiếng sáo còn '‘lấp ló”, “lừng lơ” đầu núi, ngoài đường. Sau đó, tiếng sáo đã thâm nhập vào thế giới nội tâm của Mị và cuối cùng tiếng sáo trở thành lời mời gọi tha thiết để rồi tâm hồn Mị bay theo tiếng sáo.

- Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân.

+ Dấu hiệu đau tiên của việc sống lại đó là Mị nhớ lại quá khứ, nhớ về hạnh phúc ngẳn ngủi trong cuộc đời tuổi trẻ của mình và niềm ham sống trở lại MỊ thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị tre lắm. Mị vẫn còn trè lắm. Mị muốn đi chơi.

+ Phản ứng đẩu tiên của MỊ là: Nếu có nam lá ngón trong tay, Mị sẽ ăn cho chết ngay. Mị đã ý thức được tình cảnh đau xót của mình. Những giọt nước mắt tưởng đã cạn kiệt vì đau khổ đã lại có thể lăn dài.

+ Từ những sôi sục trong tâm tư đã dần MỊ tới hành động lẩy ống mỡ, xắn một miếng bò thêm vào đĩa đèn cho sáng. Mị muốn thắp lên ánh sáng cho căn phòng bấy lâu chỉ là bóng tối. Mị muốn thắp lên ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của mình.

+ Hành động này đẩy tới hành động tiếp: Mị quấn tóc lại, với lay lấy cái vảy hoa vắt ờ phía trong vách.

+ Mị quên hẳn sự có mặt của A Sử, quên hằn mình đang bị trói, tiếng sáo vẫn dìu dặt và tâm hồn Mị đang đi theo những cuộc chơi, những đám choi.
—> Tô Hoài đã đặt sự hồi sinh của Mị vào tình huống bi kịch: khát vọng mãnh liệt - hiện thực phũ phàng khiến cho sức sống ở Mị càng thêm phần dữ dội. Qua những chi tiết này, nhà văn muốn phát biểu một tư tưởng: sức sống của con người cho dù bị giẫm đạp, bị trói chặt vẫn không thể chết mả luôn luôn âm ỉ, chỉ gặp dịp là bùng lên.

- Thành công của nhà văn chính là việc khắc họa nội tâm nhân vật chủ yếu bàng tâm trạng.

+ Chỉ bằng một sự khai thác tinh tế nơi sự thay đổi cảnh sắc mùa xuân đất trời, mùa xuân nơi bản làng, người đọc như thấy được nó đã tác động như thế nào đến tâm hồn nguội lạnh của người đàn bà kia.

+ Cả trong đêm ấy, hành động của Mị được tác già miêu tả rất ít, ngắn gọn, những nó đã thật sự gây hứng thú cho người đọc khi dõi theo từng cử chỉ, từng kí ức, từng việc làm của Mị trong đêm mùa xuân ấy.

- Nét đặc sắc trong xây dựng nhân vật của Tô Hoài trong truyện ngan này là miêu tả diễn biến bên trong tâm hồn nhân vật. nhất là Mị. Những đoạn tả sự thức tỉnh của niềm khát vọng cuộc sống ờ Mị trong một đêm xuân (đã phân tích ờ trên), cảnh Mị suy nghĩ tới hành động cắt dây trói cho A Phủ là nhũng thành công nổi bật của tác giả trong cách miêu tả ‘từ bên trong" nhân vật. Tác giả diễn tả được những biến chuyển tinh tế trong nội tâm nhân vật cùa mình, tránh được cái nhìn giản đơn cũng như cách tô vẽ giả tạo khi viết về những con người miền núi.

c. Nhận xét

- Nghệ thuật truyện của Tô Hoài còn thành công ở chỗ tác giả đã nắm bắt. lựa chọn được nhiều chi tiết chân thực, sinh động mà có sức khái quát cao. Những chi tiết ấy lại thường đặt trong một hệ thống tương quan đối lập nên càng nổi rõ (Cô Mị cúi mặt. lặng lẽ như một cái bóng giữa cảnh giàu có tấp nập của nhà Pá Tra; căn phòng âm u của Mị và khung cảnh mùa xuân tràn đầy sức sống và ánh sáng ở bên ngoài; tiếng sáo và tiếng chân ngựa đạp vào vách).

- Có thể nói, Tô Hoài đã đặt cả tấm lòng của mình vào nơi Mị nên mới có thể gây cho người đọc một sự đồng cảm sâu sắc đến vậy.

- Với sự trồi dậy - dù chỉ trong khoảnh khẳc - của khát khao sống, ta nhận ra ràng cô Mị lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa kia, đã không còn nữa; mà thay vào đó là một cô gái luôn âm ỉ trong mình một ngọn lửa được sống - chứ không phái tồn tại như một cái xác không hôn như trước kia.

3. Kết bài

- Bình luận, đánh giá chung.

+ Đoạn văn miêu tả sự hồi sinh của Mị đúng là kết tinh tài năng nghệ thuật và tư tương nhân đạo của Tô Hoài. Đây là một đoạn mang đậm chất thơ phong cảnh và con người đẹp đẽ cùa Tây Bắc được ngòi bút cùa Tô Hoài vẽ nên với một sức rung động thơ. Chất thơ ấy toát lên từ nội dung tác phẩm: vấn đề khát vọng tự do, hạnh phúc của nhân dân lao động miền núi và con đường giải phóng của họ. 

+ Nó cũng toát lên từ sức sống mãnh liệt, từ vẻ đẹp bên trong tâm hồn nhân vật. Chất tho ấy cũng thấm đượm trong những bức tranh thiên nhiên giàu màu sắc tươi sáng và đường nét uyển chuyển và hùng vĩ của Tây Bắc, làm nền cho những cành sinh hoạt giàu chất trữ tình của con người.

III. Nhà giáo Trần Đồng Minh nhận xét về tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân:

Nhà văn dùng Vợ nhặt để làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện “Vợ nhặt" đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng (dẫn theo Hoài Việt - Nhà văn trong nhà trường: Kim Lân, NXB Giáo dục, 2016, tr.59).

Trình bày cảm nhận của anh (chị) về bóng tối và những tia sáng ấm lòng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

Khi xét về những sự đối kháng trong cuộc sống, thì có lẽ cặp hình ảnh “bóng tối” và “ánh sáng” được người ta nghĩ đến đầu tiên. Mối quan hệ giữa chúng là sự tương phản đến cùng cực dường như là “không đội trời chung”. Và bản chất tương phản vốn có của chúng cũng được các nhà nghệ sĩ kết hợp với bàn tay nhào nặn điêu luyện của họ để tạo ra nhiều tác phẩm mang tính triết lí cho trang viết riêng của chính mình. Cũng như tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, đã từng được nhà văn Trần Đồng Minh nhận xét rằng: Nhà văn đã dùng “Tợ nhặt làm cái đòn bầy để nâng con người lén trong tỉnh nhân ái. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ đó đã được lóe lên những tia sáng ấm lòng. Kim Lân - một cây bút danh tiếng của nền văn học Việt Nam chuyên viết truyện ngắn. Trước Cách mạng tháng Tám, bản thân Kim Lân đã nhiều năm phải sống lăn lóc trong cảnh đói nghèo, đó có lẽ cũng là lí do khiến ông trờ thành nhà văn của những số phận thiệt thòi, những kiếp người cùng khổ của làng quê Việt Nam giữa thế kỉ XX. Các nhân vật của ông đều mang hình bóng của tác giả, là con người hiền hậu, chất phác và giàu yêu thương, tình nghĩa. Kim Lân được ví như một loại đồ cổ quý hiếm cất giữ trong đó là những hạt bụi vàng văn hóa thẳm sâu của nền văn minh sông Hồng.

Truyện ngắn Vợ nhặt là một bức tranh nghệ thuật khắc họa rõ nét khung cảnh ngày đói của dân tộc ta vào năm 1945. Đó là giai đoạn vô cùng tang thương của đất nước ta, sự thảm khốc ấy cũng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên trong bàn Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 02 tháng 09 năm 1945: ... từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói... Nhưng cái đặc sắc của Vọ nhặt chính là không cần dùng một từ ngữ đanh thép nào để khắc họa khung cảnh nạn đói ấy, mà thông qua tình huống truyện độc đáo tác giả vẫn có thể làm bật lên sự kinh hoàng của nó. Và cũng từ đó tác giả đã thề hiện được nét đẹp trong tâm hồn con người, truyền thông yêu thương đùm bọc lẫn nhau, niềm khát khao, hi vọng sống mãnh liệt của con người thông qua các nhân vật của mình.

Theo lời nhận xét của nhà văn Trần Đồng Minh thì "đòn bẩy " ở đây có nghĩa là giá trị nghệ thuật của tác phẩm, là cái tình huống truyện độc đáo với cái tài dẫn truyện vô cùng hấp dẫn kìa cùa Kim Lân. Còn “bóng tối" của bức tranh là hình anh ấn dụ chi sự “hủy diệt khủng khiếp ’’ của nạn đói năm 1945, qua đó cũng thê hiện được giá trị hiện thực cùa tác phẩm. Màng tối của bức tranh hiện thực buồn đau chỉnh là phông nền cho những giá trị nhân đạo cao đẹp được bật tên những “tia sáng" ấm lòng - vẻ đẹp của tâm hồn con người, nơi mà tình người và niềm tin, khát vọng sống được bùng cháy.

Ngay từ nhan đề, hai từ Vợ nhặt đã hiện lên đầy mỉa mai, chua xót, một nỗi đau không sao nói được thành lời. Từ đó có thể thấy ràng Vợ nhặt là cái đòn bẩy tạo nên tình huống truyện bi hài. sự hấp dẫn bất ngờ cho thiên truyện. Ngay giữa cái lúc nạn đói đã tràn đến xóm này, tác giả đặt vào đó một mối tình, thật táo bạo. Một anh cu Tràng dân ngụ cư. nghèo khổ, xấu xí lại còn thô kệch, vậy mà chỉ với “bốn bát bánh đúc” và vài câu “hò chơi cho đời bớt nhọc” đã có được cô “vợ nhặt” - người đàn bà vô gia cư, bị cái đói tàn hại cả nhan sắc lẫn nhân cách. Đây quả là một tình huống vừa bi lại vừa hài. Bi là ở chỗ là trong cái cảnh nạn đói đang diễn ra, “người chết như ngả rạ” vậy mà anh Tràng lại còn dắt về một cô vợ. Còn cái hài nằm ở chỗ là vợ mà lại nhặt về, đơn giản vậy sao? Từ xưa đến nay, việc dựng vợ gả chồng là vấn đề trọng đại cẩn phải cưới, cheo vậy mà cái đói đã đẩy người lao động đến bước đường cùng: giá trị con người trở nên rẻ rúng đến thảm hại. Người ta có thể nhặt được vợ như nhặt bất kì cái rơm, cái rác vương vãi trên đường. Vậy đấy, anh cu Tràng chỉ mất có bốn bát bánh đúc, hai hào dầu, một bữa cơm mà đã có thể lấy được vợ. Với nghệ thuật viết văn già dặn, vững vàng của mình. Kim Lân đã đem đến một luồng gió mới cho đề tài về nạn đói. Chính tác giả cũng đã từng nói về tác phẩm của mình rằng: Tôi muốn cho độc gỉa thấy đủ hoàn cảnh thế nào đi nữa thì tình người vẫn vượt lên trên tất cà. Có tình người là có hi vọng vào tương lai. Tác giả đã khẳng định vẻ đẹp của tình người, tình nhân ái của những con người đói, họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến cái sống kia. Ngay từ đầu câu chuyện, tác giả đã vẽ ra một Vợ nhặt đầy bóng tối, tái hiện lại bức tranh tang thương sặc mùi tử khí của cái nạn đói lịch sử kinh hoàng năm Ất Dậu (1945). Cải đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định,Thái Bỉnh, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngà rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bẽn đường. Không khí vân lên mùi âm thoi cùa rác rưởi và mùi gây của xác người. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Ở đây, tác giả đã hai lần so sánh người với ma để diễn tả cái giai đoạn kinh khủng đó như một lần nữa sống dậy trước măt bạn đọc, cái giai đoạn mà ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ mong manh như sợi tóc. cõi dương như hòa vào cõi âm, trần gian thì mấp mé bờ vực của âm phủ. Sự rùng rợn của cái cảnh tượng ấy lại càng tăng lên khi tác giả kết hợp kênh âm thanh tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lén từng hồi thê thiết, tiếng hờ khóc vẳng đến đến từ phía những nhà có người chét đói với mùi đốt đổng rẩm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. ơ đây, tác giả không sa vào việc diễn tả lại nạn đói đó mà chủ yếu là miêu tả số phận bèo bọt của những người cùng khổ trong thời bấy giờ. Anh cu Tràng là dân ngụ cư, nghèo khổ xấu xí, thô kệch, làm nghề kéo xe bò thuê, sinh sống cùng với một ngưòi mẹ già trong một căn nhà chăng khác căn nhà của chị Dậu trong tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố là mấy. Còn vợ Tràng xuất hiện với một vẻ ngoài thảm thương hơn, người gầy yếu xanh xao, gầy sọp đi, quần áo rách tả tơi như tổ đỉa, trên cái mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt trũng hoáy. Phải nói nhân vật vợ nhặt (thị) là người đàn bà với năm cái không: không rõ lai lịch, không nhà cửa, không gia đình, không nghề nghiệp, thậm chí đến cái tên cũng không có. Thị lúc bấy giờ đang lê từng bước chân nặng nề của mình đến gần hơn với bờ vực của cái chết, như bản năng sinh tồn của một kẻ sắp chết thị cố gắng bám víu vào bất cứ thử gì mình có thể bám được. May mắn thay, anh cu Tràng lại xuất hiện vào đúng thời khắc ấy, không hẳn là “cái phao cứu sinh" cho cuộc đời thị nhưng có thể coi Tràng như “một khúc cây” mà thị có thể bám víu vào để tiếp tục chiến đấu giữa “cái biển người chết của tử thần” kia, dù cho khúc cây kia là khúc cây mục. Là thân phận phụ nữ trước mặt một người đàn ông xạ lạ. thế mà thị lại đanh đá. sung sỉa. cong cớn, gạ gẫm đòi ăn, đã vậy lại còn cam đầu ăn một chặp bổn bát bánh đúc liền chăng chuyện trò gì, chẳng nhẽ thị không biết xẩu hổ ư? Không, thị biết chứ, biết rõ lắm nhưng vào cái thời khắc đó “sự kêu gào của dạ dày” cùng với “bản năng sinh tồn mãnh liệt” đã cùng nhau vùng lên đánh bại “thế lực” của danh dự. sĩ diện, lòng tự trọng và cả phẩm giá của một người đàn bà. Và sau đó tiếp diễn theo sự phát triển của suy nghĩ, thị đã đem cuộc đời mình ra đặt cược bằng cách theo không Tràng về làm vợ, với thị bấy giờ thắng hay thua có lẽ cũng chẳng còn quan trọng nữa bời thị chẳng còn gì để mất cả nhưng như thế ít ra thị có được một gia đình để làm điểm tựa về mặt tinh thần. Hình tượng của người vợ nhặt chính là hình ảnh tiêu biểu cho số phận những con người trong cái đám tang khổng ì ồ năm Ât Dậu ấy. Như Kim Lân đã tìmg bộc bạch: Dịch đói dạo đó thật khùng khiếp. Nhiều gia đình vừa có người chết đói, vừa có người bỏ đi. Tôi tận mắt chứng kiến người chết đói nằm rái rác ờ khắp nơi. Khi con người bị đây đến bờ vực cuối cùng cùa cuộc sống thì toàn bộ số phận và tính cách con người họ sẽ biểu lộ ra. Chết đói là một thực tế khốc liệt. Đó là cái chết từ từ, hao mòn dần, quằn quại dần. Tôi được biết nhiều chuyên qua những năm tháng đó. Cái đói hành hạ tất cả mọi người nhưng không át được sức sống đơn sơ cùa tâm hồn họ. Có những người đói ngày ngày bởi rác tìm một mẩu thức ăn thừa, buổi tối họ lại về nam cạnh nhau bàn tán về chuyện làng quê, chuyện mùa mùng. Có người giữ nề nếp rất nghiêm dù đói khát, con cái đi xin mang phần về cho, ông ta van áo the, đội khăn xếp ngồi giữa nhà đê ăn. Có người đói xô vào cướp cám để ăn, bị đánh cũng chịu không đánh lại, họ biết rằng chuyện cướp cám cùa họ là sai nhưng họ vẫn phải làm vì đói. Nói tóm lại, bi kịch sống cua mọi người vào thời điếm dó hầu như giống nhau: Đói. Nó vừa cay đắng, vừa đớn đau... đó cũng chính là giá trị hiện thực của tác phẩm.

Nếu như các nhà văn cùng thời đều hướng ngòi bút vào việc khắc họa cái bức tranh nạn đói kinh hoàng kia với hai gam màu trắng đen, thì Kim Lân đã tạo ra một nét riêng biệt không lẫn vào đâu được bàng cách dùng ngòi bút vàng của ông để tô lên đó là “những tia sáng ấm lòng”. Ông đã muốn khang định rằng: Tôi muốn phân tích tâm trạng và thân phận của con người trong cái hoàn cảnh cùng đường ấy, nơi cuộc sống dường như không còn lối thoát. Tôi muốn hướng họ vào sự sống, sự thương yêu nhau, không phài là sự giành giật nhau. Để chứng minh cho quan diêm đó của mình tác giả đã đi sâu vào việc khám phá và nâng niu, trân trọng khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của con người. Nhà văn đậ miêu tả anh cu Tràng xấu xí, thô kệch nhưng ẩn sau vẻ ngoài đó lại là một con người luôn lạc quan, trong lúc kéo xe thóc mệt nhọc như thế nhưng anh vẫn buông vài câu hò cho cuộc sống thêm tươi vui. Không những thế anh cu Tràng còn là một người giàu tình nhân ái, khát khao hạnh phúc, bởi lẽ anh vốn chẳng khá giả hơn ai cả cũng nghèo đói như bao người khác thôi nhưng đứng trước một người đàn bà đáng thương anh đã chấp nhận cưu mang cô. Không phải là anh muốn thể hiện mình ga-lăng hay giàu có gì cã mà là vì khi ấy cái tình người cao thượng trong anh trỗi dậy một cách mạnh mẽ, như câu ca dao: Nhiễu điều phù lấy giá gương - Người trong một nước phai thương nhau cùng hay Lá lành đùm lá rách, ơ trường hợp của Tràng không hẳn là “lá lành” mà ta cần nói khác đi một chút để thấy rõ hơn hành động cao đẹp của anh là: Lá rách nhiều đùm lá rách nhiều hơn. Phải nói anh là một con người nghèo nàn về vật chất nhưng là một ti phú về tình người. Không dừng lại ở đó, Kim Lân còn đi sâu vào ý thức xây dựng và vun đắp hạnh phúc gia đình ở từng nhân vật. Đối với anh Tràng, chính sự lo toan, đàm đang của người vợ, sự hòa thuận của cả gia đình đã nhen nhóm trong anh một ước mơ. khát vọng hạnh phúc, một cuộc song đầy yêu thương Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà cua hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Bên cạnh anh Tràng thì không thể thiếu người vợ của anh, nếu ngày hôm qua, cái đói đã bóp méo đi những gì tốt đẹp ờ thị. thì hôm nay chúng đã được bộc lộ rõ nét. Thị có ý thức vun vén cho tổ ấm của mình, quét dọn sân nhà sạch sẽ. gánh nước đổ đầy hai cái ang... Nhờ bàn tay săn sóc của thị. túp lều rách nát. tăm tối cùa mẹ con Tràng bỗng trở nên sáng sủa. gọn gàng hẳn ra. Sự sống đã trở về với người, với cảnh. Cái hạnh phúc đơn sơ mà đầm ấm ấy đã đem đến một sự đổi thay thật sự trong hình dáng và tính cách của người đàn bà, khiến cho Tràng phải ngạc nhiên, bỡ ngỡ. Rõ ràng, bản chất xấu của hành động ấy là đi theo tiếng gọi của khát vọng sổng, khát vọng hạnh phúc gia đình. Nhưng ở đoạn này ngòi bút của Kim Lân không chú trọng vào sự thay đổi của hai vợ chồng Tràng mà lại tập trung vào miêu tà tâm lí nhân vật bà cụ Tứ, đặc biệt là tình mầu tử bao la của người mẹ. Là một người phụ nữ, một người mẹ, bà có biết bao nhiêu âu lo, bà thấu rõ hoàn cảnh của nhà mình cũng đang cận kề cái chết, nhưng khi tường tận mọi cơ sự thì sâu thẳm trong lòng bà là tình thương bao la như biển Thái Bình. Bà hiêu nếu người ta không đi đến bước đường cùng này thì người ta không nghĩ đến con mình, thì con mình làm gì có được vợ. Cũng từ tình thương con, thương người bà đã dang rộng vòng tay mình để đón nhận người con dâu đáng thương đó. Cũng chính người mẹ tảo tần ấy là ngọn lửa mạnh mẽ nhen nhóm lên trong các con của mình là một niềm hi vọng, niềm tin vào ngày mai tươi sáng hơn với câu răn dạy “ giàu ba họ, ai khó ba đời và hình ảnh “đàn gà”. Và tia sáng tình người chói sáng nhất là ở hình ảnh “nồi cháo cám" ở cuối thiên truyện. Món quà mà bà cụ Tứ dành cho hai con của mình lại là nồi chè khoán nghẹn bứ và chát xít ở nơi cổ họng nhung chất chứa yêu thương của người mẹ. Một bữa ăn gia đình vào ngày đói có nước mắt xen lẫn tiếng cười, khiến độc giả không khỏi chạnh lòng song cũng thật khâm phục những con người dẫu đang mấp mé nơi miệng hố từ thẩn nhưng họ vẫn yêu thương nhau, đùm bọc lấy nhau.

Một cái nhìn mới mẻ về cuộc sống của người dân sau Cách mạng tháng Tám. Kim Lân đã vẽ lên một bức tranh hiện thực về nạn đói và cái chết đầy bi thương cùa những năm tháng này. Qua đó thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc góp phần tạo nên thành công trong tác phẩm. Từ đó ta thấy được chiều sâu so với các tác phẩm vãn học hiện thực trước đó.

Với tài năng xây dựng tình huống truyện độc đáo nhà văn không nhằm tạo ra tiếng cười mà nhằm đê phản ánh những thứ thiên về bản chất con người, về tình người trong những thời điểm khắc nghiệt nhất bấy giờ. Không chi dừng lại ở đó, tài năng của Kim Lân còn được thể hiện qua lối trần thuật tự nhiên, hấp dẫn kết hợp với cái chọn lọc và vận dụng ngôn từ tạo nên được một sự hòa quyện giữa ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ chân quê, mộc mạc và giản dị. Nhưng yếu tố quyết định thành công nhất của Vợ nhặt là việc miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo. Nhà văn đã dồn hết bút lực của mình vào việc xây dựng tâm lí, nội tâm ba nhân vật cũng như tâm lí của người dân xóm ngụ cư, để từ đó toát lên được sự xót thương, trân trọng của tác giả đối với nồi lòng của người dân thời đó.

Qua việc phân tích trên, ta thấy ý kiến trên là một ý kiến đúng. Câu nói đã khẳng định một cái nhìn lạc quan hơn về cuộc sống, nó còn là một minh chửng sinh động cho ta thấy sức mạnh tinh người có thể đưa con người vượt qua ranh giới khốc liệt của cuộc sống. Ý kiến đó còn góp phần làm sáng tỏ giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật mà tác già muốn gửi gắm đến độc giả của mình. Ngoài ra, câu nói ấy còn làm sáng thêm cái tài năng bậc thầy cùa Kim Lân. Như nhà văn Nguyễn Khải cũng từng nhận xét: ... cũng như Kim Lân viết “Làng” và “Tợ nhặt”. Đó không phải là người viết mà là thần viết. Thần mượn tay người để viết nên những trang bất hủ.
Xin cảm ơn nhà văn Trần Đồng Minh đã cho chúng ta một nhận định hay để ta thấy hết được nét đẹp ẩn sâu trong “thành quả vàng” của một cây đại thụ trong nền văn học Việt Nam như Kim Lân. Cũng xin cảm ơn Kim Lân đã cho ta một bài học quý báu giáo dục thế hệ sau về tình người, để từ đó chúng ta học tập và noi theo, dựng xây một quê hương Việt Nam giàu mạnh.

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.