Bình giảng 10 dòng thơ mở đầu bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm

Vào một đêm tháng tư năm 1948, Hoàng Cầm đang ở chiến khu kháng chiến Việt Bắc thì nghe tin quê hương của mình (nam phần con sông Huống - sông Đuống còn có tên gọi khác là sông Thiên Đức) bị thực dân Pháp xâm lược. Đau đớn, xót xa, căm giận, nhà thơ đã sáng tác bài thơ liền một mạch trong đêm hôm ấy.

Đoạn mở đầu là một lời an ủi: "Em ơi buồn làm chi!" Nhưng cả "em" và "anh" (người an ủi) đều cùng một tâm sự buồn rầu thể hiện ở giọng điệu của thơ.

Đưa hình ảnh "em" vào đây - một cô gái đồng hương Kinh Bắc - chỉ là một thủ pháp trữ tình, tác giả cần có một đối tượng đồng cảm, để thổ lộ tình quê hương.

Đến đoạn sau, hình ảnh quê hương nhà thơ hiện dần lên một cách cụ thể, chi tiết. Nhưng đây mới là khúc dạo đầu, tác giả có một cách nhìn qua bên kia sông như bao quát toàn cảnh.

Cảnh sông nước bao giờ cũng đẹp, nhưng dòng sông quê hương thường vẫn đẹp hơn cả. Thực ra đây là con sông trong tâm tưởng nhà thơ. Nó dịu dàng biết bao ("Ngày xưa cát trắng phẳng lì"), nó linh hoạt, óng ả, sáng trong, tươi mát biết bao ("Một dòng lấp lánh", "Xanh xanh bãi mía bờ dâu", "Ngô khoai biêng biếc"). Nó thật sự có hồn và vô cùng duyên dáng ("Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì"). Phải là con sông trong tâm tưởng mới có thể nằm suốt chiều dài lịch sử như thế trong cuộc kháng chiến trường kì.

Đoạn thơ ngay từ câu đầu đã buồn xót xa, nhưng đến câu kết thì nỗi tiếc thương đau đớn như cắt hẳn vào da thịt. Giặc chiếm quê hương ta là chém vào thịt xương ta đó:

Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao xót xa như rụng bàn tay.

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.