"
Khối lượng kinh doanh chuyển phát nhanh bưu kiện của Trung Quốc đã đứng đầu thế giới trong mười năm liên tiếp, đồng thời cũng liên tục lập các kỷ lục mới. Trung Quốc đã tạo ra những bước tiến lớn sau khi đặt ra chuẩn cho ngành thương mại điện tử là "giao hàng ở bất kỳ đâu tại Trung Quốc trong vòng 24 giờ và trên toàn cầu trong 72 giờ". Điều này đồng nghĩa với việc hàng hóa nói chung, hàng hóa thương mại điện tử từ Trung Quốc giao về Việt Nam cũng có tốc độ nhanh, chi phí thấp, thậm chí thấp hơn so với giao hàng trong nội địa nước ta. “Lợi thế siêu tốc” của Trung Quốc tiếp tục gây sốc khi dịch vụ chuyển phát nhanh "Giao hàng toàn cầu trong 5 ngày” của Cainiao được ra mắt nhân sự kiện “Double 11” năm 2023. Đây là áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp giao nhận, chuyển phát của Việt Nam, vốn có xuất phát điểm chậm hơn, quy mô nhỏ hơn và hoạt động trong một hệ sinh thái logistics chưa đầy đủ.
Trong khi đó, thương mại điện tử xuyên biên giới, với sự hỗ trợ của hệ thống chính sách, hệ sinh thái logistics và các dự án, hợp tác trong Sáng kiến “Vành đai con đường” đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển của các ngành kinh từ, sản xuất và lưu thông hàng hóa, phủ rộng từ thành thị đến nông thôn, đến sát địa bàn biên giới và vươn ra khu vực, quốc tế. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, Chính quyền các cấp và ngành dọc của Trung Quốc đang tích cực đi sâu cải cách toàn diện thương mại và logistics xuyên biên giới, đổi mới các biện pháp hỗ trợ và giám sát, giải quyết tắc nghẽn và tạo lập năng lực cạnh tranh vượt trội cho các doanh nghiệp nước này. Đồng thời, Trung Quốc tiếp tục phát triển các khu thí điểm tích hợp cho logistics thương mại điện tử xuyên biên giới.
Cụ thể, hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới tại Trung Quốc được hỗ trợ bởi hệ sinh thái hạ tầng và dịch vụ logistics ra sao, đồng thời tạo ra lợi thế theo quy mô cho các dịch vụ giao nhận, chuyển phát nhanh của nước này so với đối thủ ở các nước khác như thế nào (vui lòng xem chi tiết trong Báo cáo).
Trước các định hướng mới về phát triển và tạo lợi thế cạnh tranh cho ngành logistics và thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc, các doanh nghiệp giao nhận, chuyển phát nhanh và các chủ hàng của Việt Nam cần lưu ý một số vấn đề sau đây (vui lòng xem chi tiết các phân tích, khuyến nghị trong Báo cáo).
NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
I. QUY MÔ, ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ HỖ TRỢ CHÍNH CHO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH GIAO NHẬN, CHUYỂN PHÁT NHANH CỦA TRUNG QUỐC
1.1. Quy mô và đặc điểm thị trường
1.2. Các ưu thế và yếu tố hỗ trợ chính
1.2.1. Cơ sở hạ tầng giao thông, thương mại điện tử và năng lực giao hàng trên quy mô lớn là nền tảng để ngành chuyển phát nhanh của Trung Quốc đạt hiệu quả vượt trội về chi phí và thời gian
1.2.2. Năng lực ngân sách vượt trội và các chính sách hỗ trợ tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho thương mại điện tử xuyên biên giới và dịch vụ logistics đi kèm
1.2.3. Hình thành mạng lưới chuyển phát nhanh bằng đường hàng không và các phương tiện hiện đại giúp tăng tốc độ giao hàng
1.2.4. Thành công và lợi thế của Mạng lưới chuyển phát bưu kiện ở khu vực biên giới và nông thôn Trung Quốc
1.2.5. Phát triển Mạng lưới chuyển phát nhanh ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc và hình thành các khu thí điểm tích hợp toàn diện
1.3. Tình hình doanh nghiệp trong ngành và lợi thế cạnh tranh
II. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO NHẬN, CHUYỂN PHÁT NHANH TẠI TRUNG QUỐC TRONG NĂM 2024 VÀ CÁC LƯU Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM
2.1. Triển vọng và định hướng, chính sách phát triển tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp giao nhận, chuyển phát nhanh của Trung Quốc trong năm 2024
2.2. Các lưu ý và khuyến nghị đối với doanh nghiệp giao nhận, chuyển phát nhanh của Việt Nam:
2.2.1. Lưu ý về áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các doanh nghiệp giao nhận, chuyển phát nhanh của Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường hỗ trợ cho ngành:
a) Khối lượng thương mại điện tử xuyên biên giới tăng nhanh cộng với hệ sinh thái logistics ưu việt tạo lợi thế cạnh tranh theo quy mô cho dịch vụ chuyển phát nhanh của Trung Quốc so với các doanh nghiệp Việt Nam
b) Các quy định, chính sách mới sẽ giúp các doanh nghiệp giao nhận của Trung Quốc tăng cường mở rộng ra nước ngoài, tạo thêm áp lực cạnh tranh cho Việt Nam
c) Ảnh hưởng từ các dự án và hợp tác trong Sáng kiến “Vành đai con đường” đến lĩnh vực logistics, giao nhận, chuyển phát nhanh
2.2.2. Lưu ý, khuyến nghị về cộng sinh giữa doanh nghiệp chủ hàng, sàn thương mại điện tử và doanh nghiệp dịch vụ giao nhận, chuyển phát và tận dụng các cơ hội mới
2.2.3. Lưu ý về đáp ứng các quy định mới của Trung Quốc đối với bao bì, đóng gói hàng chuyển phát nhanh
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Giá trị thị trường giao nhận chuyển phát thư tín và bưu kiện của Trung Quốc, phân khúc trong nước và quốc tế, giai đoạn 2017-2024 và dự báo đến năm 2030
Hình 2: Sử dụng robot để phân loại và vận chuyển bưu kiện tại một trung tâm logistics thông minh ở Đức Thanh, Chiết Giang, Trung Quốc
Hình 3: Trị giá xuất nhập khẩu hàng thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc các năm 2020-2023
DANH MỤC HỘP
Hộp 1: Khối lượng kinh doanh chuyển phát nhanh thư tín và bưu kiện của Trung Quốc đạt kỷ lục trong năm 2023 và dự báo tiếp tục tăng trong năm 2024
Hộp 2: Các giải pháp, chính sách để nâng cao hiệu quả cạnh tranh quốc tế của các trung tâm hàng không của Trung Quốc
Hộp 3: Trong năm 2024, Bưu điện Nhà nước sẽ tập trung vào 4 nội dung lớn để phát triển mạng lưới chuyển phát nhanh nông thôn và biên giới
Hộp 4: Tại sao dịch vụ chuyển phát nhanh hàng thương mại điện tử từ Trung Quốc về Việt Nam có ưu thế vượt trội?
Hộp 5: Cơ chế Hải quan hiệu quả cho việc chuyển trả hàng thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ tạo ra lợi thế quan trọng mới cho các doanh nghiệp Trung Quốc trong thời gian tới
Hộp 6: Các doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường thương mại điện tử Trung Quốc và lợi thế cạnh tranh chính
"