Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ: Những biểu hiện nổi bật
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Rối loạn (RL) tăng động giảm chú ý là một trong những RL hay gặp nhất trong thực hành tâm thần ở trẻ em. Ở Việt Nam hiện chưa | - RL tăng động: biểu hiện ngay từ lúc 3-4 tuổi, đó là những đứa trẻ mà cha mẹ chúng và người xung quanh nhận thấy chúng quá hiếu động so với trẻ bình thường khác. Chúng thường xuyên chạy nhảy vận động không ngừng, không biết mệt mỏi, chỉ trừ lúc ngủ có biểu hiện ngủ ít và khó ngủ hơn những trẻ khác. Chúng không thể ngồi yên được một chỗ. Nếu bắt ngồi thì chúng vặn vẹo, ngọ nguậy, đung đưa co duỗi chân tay không ngừng. Điều này rõ nhất khi trẻ ngồi trong lớp học trẻ không nghe cô giảng, trẻ hết quay bên nọ lại sang bên kia, tự nhiên lấy đồ của bạn, tự nhiên đứng lên, tự động bỏ chỗ không xin phép cô giáo, gây mất trật tự trong lớp. Khi cô giáo hỏi, trẻ thường trả lời ngay khi chưa nghe hết câu hoặc thường nói leo khi chưa đến lượt trả lời. Nếu càng bắt chúng ngồi yên chúng càng ngọ nguậy. Trẻ thường bị phạt nhưng dường như vẫn chứng nào tật nấy. Khi chơi với các bạn trẻ thường không bao giờ nhường nhịn và dễ dàng gây gổ đánh lộn nếu trái ý, trẻ không đủ kiên nhẫn chờ đợi tới lượt mình. nên trẻ thường được cho là học sinh cá biệt. Khi ở sân chơi, trẻ thường chạy nhảy leo trèo, trèo cây, trèo lên lan can đánh đu, trượt trên tay vịn cầu thang, bấp chấp nguy hiểm nên hậu quả này là hay bị bầm tím, gãy chân, gãy tay do ngã, do va đập, quần áo sộc sệch, nhàu rách. Khi đi trên đường phố, trẻ thường chạy lao qua đường không chú ý đến xe cộ cho nên dễ bị tai nạn giao thông. Khi ở công viên hay gần hồ ao, trẻ thường hay leo cây, chui vào bụi hoặc đuổi bắt bướm, chuồn chuồn gần mặt nước nên rất dễ ngã xuống nước có thể chết đuối. Những đứa trẻ này hình như không biết tuân thủ các nội quy quy định ở trường hay trong các trò chơi tập thể, trẻ dễ dàng tham gia vào các trò nguy hiểm mà không nghĩ đến hậu quả. Khi trẻ đến nhà người khác bất kể quen hay lạ, trẻ thường không ngại ngùng đi lăng xăng, sờ vật này lấy vật kia, như thể đi thám hiểm, bất chấp nguy hiểm như ngã, đổ vỡ, điện giật. làm cho bố mẹ và người lớn luôn phải nhắc nhở, canh chừng.