Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề tài: Quan niệm của L. Feuerbach về vấn đề con người

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Triết học cổ điển Đức là đỉnh cao của triết học Tây Âu ở ngưỡng cửa của thế giới hiện đại. Trước hết các đại biểu của nó, bắt đầu từ Kant, đã mở đột phá khẩu vào cách hiểu nghiêm túc, nhưng siêu hình của thời đại trước về bức tranh của thế giới. Quan niệm về con người đã phát sinh và tồn tại từ khi triết học mới hình thành, nhưng phải đợi đến cuối thế kỷ XIX, khi xuất hiện hệ thống triết học phê phán của nhà triết học cổ điển Đức I.Kant (1724- 1804) thì các quan niệm đó mới được. | Như vậy, nền triết học mới mà Feuerbach đề cập đến ở đây chính là triết học phản ánh chân lý của thời đại, nó đặt ra và lý giải những vấn đề xã hội đương thời mà chủ nghĩa duy vật hay chủ nghĩa duy tâm trước ông đều bất lực: "Chân lý không phải là chủ nghĩa duy vật hay chủ nghĩa duy tâm, không phải là sinh lý học hay tâm lý học. Chân lý là nhân bản học". Theo Feuerbach, triết học mới hay triết học tương lai sẽ khắc phục được sự khác biệt của mình đối với tôn giáo, sẽ không còn là thứ triết học nhận thức tư biện, mà trở thành nhân bản học - một học thuyết toàn diện về con người, về mối quan hệ của nó với thế giới. Trong triết học mới (triết học nhân bản), hình ảnh con người sẽ được trình bày cả trên cơ sở của các dữ liệu khoa họe cũng như trên cơ sở của học thuyết về Chúa. Con người trong nhân bản học không chỉ được hiểu như là một bộ phận của giới tự nhiên mà còn là một sinh thể tự nhiên toàn năng. Triết học môi có sức mạnh truy tìm lời giải đáp hiện thực để giải quyết mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Triết học cũ là hệ thống triết học gắn liền với thần học, chứng minh cho sự tồn tại hợp lý của chúa trời, còn triết học mới kết hợp chặt chẽ với khoa học tự nhiên, thực hiện sứ mệnh cao cả của mình là giúp con người: 1) nhận diện chính mình như một bộ phận, như là cọn đẻ của giới tự nhiên, 2) nhận ra chân giá trị của cuộc sống, 3)nhằm nỗ lực phấn đấu cho hạnh phúc ngay trong thế giới trần gian. Và để thực hiện được sứ mệnh lịch sử thiêng liêng đó thì "triết học cần thiết phải liên hệ chặt chẽ với khoa học tự nhiên, còn khoa học tự nhiên phải liên hệ chặt chẽ với triết học".

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.