Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phân tích thiết kế bài tập trong giáo trình khẩu ngữ tiếng Hán trung cấp - Nghiên cứu trường hợp giáo trình
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài viết lựa chọn giáo trình "Khẩu ngữ tiếng Hán trung cấp" của Lưu Đức Liên và Lưu Hiểu Vũ chủ biên, hiện đang được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc làm đối tượng nghiên cứu. Dựa trên bốn tiêu chí: tính thiết thực, tính thực dụng, tính khoa học và tính hấp dẫn, bài viết phân tích ưu nhược điểm của giáo trình trên ở phương diện thiết kế bài tập. Kết quả nghiên cứu góp phần làm tài liệu tham khảo đối với việc biên soạn, biên tập bài tập trong giáo trình khẩu ngữ. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 32, Số 3 (2016) 35-43 Phân tích thiết kế bài tập trong giáo trình khẩu ngữ tiếng Hán trung cấp - Nghiên cứu trường hợp giáo trình "Khẩu ngữ tiếng Hán trung cấp" Đinh Thu Hoài* Đại học Nhân dân Trung Quốc, Bắc Kinh, Trung Quốc Nhận bài ngày 24 tháng 03 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 29 tháng 08 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 30 tháng 08 năm 2016 Tóm tắt: Bài tập là một phần rất quan trọng trong giáo trình giảng dạy tiếng Hán bởi chất lượng bài tập ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả dạy học. Bài viết lựa chọn giáo trình "Khẩu ngữ tiếng Hán trung cấp" của Lưu Đức Liên và Lưu Hiểu Vũ chủ biên, hiện đang được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc làm đối tượng nghiên cứu. Dựa trên bốn tiêu chí: tính thiết thực, tính thực dụng, tính khoa học và tính hấp dẫn, bài viết phân tích ưu nhược điểm của giáo trình trên ở phương diện thiết kế bài tập. Kết quả nghiên cứu góp phần làm tài liệu tham khảo đối với việc biên soạn, biên tập bài tập trong giáo trình khẩu ngữ. Từ khóa: Giảng dạy tiếng Hán, giáo trình khẩu ngữ, thiết kế bài tập. 1. Dẫn nhập∗ Nhằm đánh giá và đưa ra những quan điểm để xây dựng một bộ giáo trình với phần thiết kế bài tập phù hợp và có hiệu quả, bài viết lựa chọn giáo trình "Khẩu ngữ tiếng Hán trung cấp" [2] của Lưu Đức Liên và Lưu Hiểu Vũ chủ biên làm đối tượng nghiên cứu, phân tích và đánh giá phần "thiết kế bài tập" của giáo trình. Từ năm 1996 đến năm 2007, cuốn giáo trình này đã tái bản 8 lần, số bản in hiện tại hơn 100.000 cuốn, là một trong những giáo trình khẩu ngữ tiếng Hán tiêu biểu được sử dụng rộng rãi trong các trường đại học ở Trung Quốc. Bài viết dựa trên bốn tiêu chí do Lý Tuyền [3] đưa ra, bao gồm: tính thiết thực, tính thực dụng, tính khoa học và tính hấp dẫn để phân tích ưu nhược điểm của giáo trình trên phương diện thiết kế bài tập. Thiết kế bài tập là một trong những phần quan trọng trong việc biên soạn giáo trình, không những phản ánh chất lượng biên soạn giáo trình mà còn có tác dụng trong việc .