Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khảo sát quy trình khử trùng mẫu, ảnh hưởng của cường độ ánh sáng, nồng độ môi trường agar lên sự hình thành mô sẹo rong kappaphycus alvarezii doty trong điều kiện in vitro
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Mục đích của nghiên cứu là xác định điều kiện tối ưu lên sự hình thành mô sẹo của rong sụn Kappaphycus alvarezii (Doty) trong điều kiện in vitro như: quy trình khử trùng mẫu, ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và nồng độ môi trường agar. | Tạp chí Công nghệ Sinh học 14(3): 515-522, 2016 KHẢO SÁT QUY TRÌNH KHỬ TRÙNG MẪU, ẢNH HƯỞNG CỦA CƯỜNG ĐỘ ÁNH SÁNG, NỒNG ĐỘ MÔI TRƯỜNG AGAR LÊN SỰ HÌNH THÀNH MÔ SẸO RONG KAPPAPHYCUS ALVAREZII (DOTY) DOTY (RHODOPHYTA) TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO Vũ Thị Mơ1, CRK Reddy2 1 2 Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Trung tâm muối và Viện nghiên cứu Hóa biển, Bhavnagar, Gujarat, India Ngày nhận bài: 30.9.2015 Ngày nhận đăng: 20.8.2016 TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu là xác định điều kiện tối ưu lên sự hình thành mô sẹo của rong sụn Kappaphycus alvarezii (Doty) trong điều kiện in vitro như: quy trình khử trùng mẫu, ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và nồng độ môi trường agar. Kết quả rong được khử trùng với 0,5% - 1% chất tẩy rửa trong thời gian 5 phút, kết hợp với 0,5% - 1% betadine trong thời gian 2 – 3 phút, cuối cùng xử lí với 0,5% - 1% kháng sinh phổ rộng trong thời gian 1 ngày thu được hơn 95 – 98 % mẫu rong vô khuẩn. Hai thí nghiệm độc lập được bố trí với ánh sáng và hàm lượng agar trong môi trường thạch, ở 5 mức ánh sáng (0, 5, 25, 50, 70 µmol photon/m2/s) và ở 9 mức nồng độ agar (0,5%; 0,75%; 1,0%, 1,25%, 1,5%, 1,75%, 2,0%, 2,5%, 3,0 %). Kết quả tỷ lệ hình thành mô sẹo cao nhất là (96 ± 3,5 – 98 ± 2,1%) ở 5 - 25 µmol photon/m2/s và (87 ± 5,8% – 90 ± 5,0%) ở nồng độ agar 1% - 3% sau 2 tuần cấy mô. Tỷ lệ sống của mô sẹo cao nhất (98%) ở cường độ ánh sáng 25 µmol photon/ m2/s và ở nồng độ agar 0,75 – 1,5% là (75 ± 5,7 – 84 ± 1,1%) sau 2 tháng cấy mô. Tỷ lệ tái sản xuất mô sẹo cao nhất là 50 – 55% ở cường độ ánh sáng 5 – 25 µmol photon.m-2.s-1 và 60 – 65% ở nồng độ agar 1 – 1.5%. Không có mô sẹo hình thành ở điều kiện tối (0 µmol photon/m-2/s). Những mô sẹo phát triển tốt, có dạng sợi, cụm mô to sẽ là vật liệu tốt để làm những thí nghiệm tiếp theo ở công đoạn sản xuất phôi mô sẹo và tái sinh cây con từ phôi mô sẹo. Từ khóa: Nồng độ agar, khử trùng mẫu, Kappaphycus alvarezii, cường độ ánh sáng, nuôi cấy mô GIỚI .