Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tràn dịch màng phổi điều trị tại Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên từ tháng 2 2014 đến tháng 10 2014

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Mục tiêu chính của bài báo là: mô tả đặc điểm lâm sàng và một số xét nghiệm của bệnh nhân tràn dịch màng phổi (TDMP). Đối chiếu hình ảnh tổn thương trên X quang với siêu âm màng phổi. Mời các bạn tham khảo! | Lương Thị Kiều Diễm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 134(04): 149 - 153 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN TỪ THÁNG 2/2014 ĐẾN THÁNG 10/2014 Lương Thị Kiều Diễm*, Trần Văn Học Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và một số xét nghiệm của bệnh nhân tràn dịch màng phổi (TDMP). 2. Đối chiếu hình ảnh tổn thương trên X quang với siêu âm màng phổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 51 bệnh nhân tràn dịch màng phổi điều trị tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ tháng 2/2014 đến tháng 10/2014 theo phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả và kết luận: Tuổi trung bình là 57,9 ±16,5. Tỷ lệ nam/nữ: 3/1. Triệu chứng: ho khan 52,9%, khạc đờm 29,4%, đau ngực 25,4%, khó thở 66,7%, sốt, vã mồ hôi đêm 52,9%, gầy sút cân 19,6%, hội chứng (HC) 3 giảm 88,2%. X quang phổi TDMP trung bình và nhiều là 58,8%, ít 41,2%. Tổn thương nhu mô, dày màng phổi: 31,4%. Siêu âm TDMP tự do: 92,2%, khu trú, vách ngăn: 7,8%, dày màng phổi: 27,5%. CT Scanner lồng ngực TDMP tự do: 80,9%, khu trú, vách ngăn: 19,1%, dày màng phổi, tổn thương nhu mô, khoảng kẽ: 66,7%. Từ khóa: Tràn dịch, màng phổi, lao, ung thư, siêu âm màng phổi ĐẶT VẤN ĐỀ* Bình thường mỗi bên khoang màng phổi chứa khoảng 10 ml dịch. Số lượng dịch này là kết quả của sự cân bằng giữa quá trình hình thành và quá trình hấp thu dịch. Khi sự cân bằng này mất đi (tăng hình thành hay giảm hấp thu hay cả hai), hiện tượng tràn dịch màng phổi (TDMP) xảy ra. Tại Mỹ hàng năm có hơn 1 triệu bệnh nhân tràn dịch màng phổi. Nguyên nhân hay gặp là: suy thất trái (500.000 bệnh nhân (BN) /năm); viêm phổi (300.000 BN/năm); ung thư (200.000 BN/năm) [6]. Tại Việt Nam nguyên nhân gây TDMP hàng đầu do lao, thứ 2 do ung thư, còn các nguyên nhân khác ít gặp hơn [4], [5]. Tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, hàng năm có tỷ lệ không nhỏ BN TDMP được điều trị. Việc nghiên

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.