Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu khả năng kết hợp và mức độ chống chịu sâu bệnh của một số dòng ngô có hàm lượng protein cao (QPM)
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Thí nghiệm đánh giá khả năng kết hợp (KNKH) của các dòng ngô có hàm lượng potein cao (QPM) thông qua các tính trạng nông sinh học để tìm các tổ hợp lai (THL) tốt. Vật liệu thí nghiệm bao gồm gồm 9 dòng ngô QPM và 2 cây thử mới được chọn tạo tại Viện Nghiên cứu Ngô năm 2007-2009, với 2 đối chứng là các giống HQ2000, và C919. | Nguyễn Văn Cương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 3 - 10 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KẾT HỢP VÀ MỨC ĐỘ CHỐNG CHỊU SÂU BỆNH CỦA MỘT SỐ DÒNG NGÔ CÓ HÀM LƯỢNG PROTEIN CAO (QPM) Nguyễn Văn Cương1, Dương Văn Sơn2* 1 Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2 Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thí nghiệm đánh giá khả năng kết hợp (KNKH) của các dòng ngô có hàm lượng potein cao (QPM) thông qua các tính trạng nông sinh học để tìm các tổ hợp lai (THL) tốt. Vật liệu thí nghiệm bao gồm gồm 9 dòng ngô QPM và 2 cây thử mới được chọn tạo tại Viện Nghiên cứu Ngô năm 2007-2009, với 2 đối chứng là các giống HQ2000, và C919. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn với 3 lần nhắc lại. Quy trình kỹ thuật trồng được áp dụng theo quy trình của Viện Nghiên cứu Ngô. Các THL thuộc nhóm chín trung bình (118-122 ngày); hầu hết không bị gãy thân, nhưng bị đổ rễ ở mức độ từ trung bình đến nặng, bị nhiễm sâu đục thân ở mức độ khác nhau; bị nhiễm bệnh khô vằn ở mức độ trung bình; bị nhiễm bệnh thối bắp ở mức độ nhẹ, nhẹ nhất là KQ8 x T1(2.5%). 3 THL KQ3 x T1, KQ8 x T1 và KQ4 x T1 có năng suất cao. Có 3 dòng (KQ8, KQ1 và KQ5) có KNKH chung cao nhất; Cây thử T1 có KNKH chung cao. Các dòng KQ1, KQ3 và KQ4 có KNKH riêng cao với cây thử T1. Dòng KQ9 có KNKH riêng cao với cây thử T2 làm cơ sở cho công tác chọn tạo giống. Từ khóa: Tổ hợp lai, ngô QPM, chín trung bình, chống chịu, năng suất. ∗ ĐẶT VẤN ĐỀ Cây Ngô (Zea mayS L) là một trong ba cây lương thực lấy hạt quan trọng trong nền nông nghiệp toàn cầu, với vai trò đảm bảo an ninh lương thực cho con người, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nhiên liệu sinh học (ethanol), và xuất khẩu trên thế giới. Theo FAO, diện tích và sản lượng ngô không ngừng tăng trưởng. Diện tích trồng ngô thế giới năm 2001 đạt 139,1 triệu ha, sản lượng 614,2 triệu tấn; năm 2005, diện tích đạt 145 triệu ha, sản lượng 705,3 triệu tấn, và đến năm 2008 diện tích ngô trên thế giới đạt 157,51 triệu ha, với sản lượng 781,36 .