Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Vận động công chúng tham gia xây dựng chính sách - ThS. Dương Trí Dũng
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài giảng Vận động công chúng trình bày và giải thích những thuật ngữ: công chúng, sự tham gia của cộng đồng, chính sách và chính sách công. Bên cạnh đó, bài giảng còn giới thiệu cho người học các hình thức vận động của chính sách và một số vấn đề cần lưu ý trong vận động chính sách hay cung cấp những kiến thức về quy trình xây dựng chính sách, các hình thức tiếp cận và mức độ trong vận động chính sách. . | Vận động công chúng tham gia xây dựng chính sách Dương Trí Dũng Bộ môn Khoa học Môi trường I. Công chúng • Thuật ngữ nhân dân (people) thường được dùng trong các hoạt động xã hội, cũng có lúc gọi là công chúng (public) và cũng có lúc gọi là cộng đồng (community). – Công chúng được hiểu là đông đảo nhân dân, không phân biệt theo các đặc trưng dân tộc, nơi cư trú, tôn giáo, trình độ văn hóa, giáo dục, chính trị. – Cộng đồng được hiểu là các nhóm dân có chung một đặc trưng nào đó. Thí dụ như cộng đồng người cư trú tại một địa phương; cộng đồng người cùng một tôn giáo . I. Công chúng • Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia thì “Công chúng” là toàn dân • Trong chiến lược hay quy hoạch phát triển vùng thì “Công chúng” là nhân dân trong vùng và các vùng có liên quan. • Trong một dự án lớn liên quan đến sự nghiệp phát triển chung của cá nước thì “Công chúng” là toàn dân. • Trong một dự án cụ thể, “Công chúng” trước hết là những cộng đồng người chịu tác động trực tiếp của dự án, kể cả người bị thiệt hại (project affected people - PAP) hoặc hưởng lợi (project beneficiaries) từ dự án; và tiếp theo đó là những người có quyền lợi về vật chất hoặc tinh thần, hoặc những quan hệ khác đối với dự án (project related people). I. Công chúng • Ở Việt Nam nên sử dụng thuật ngữ “cộng đồng” với cách hiểu rộng bao gồm: – Những cộng đồng trực tiếp chịu các tác động tiêu cực của dự án: tái định cư, mất việc làm, bị ô nhiễm, mất một số quan hệ xã hội, giá trị văn hóa, thiệt hại kinh tế do triển khai dự án; – Những cộng đồng trực tiếp hưởng lợi do dự án đem lại: các lợi ích về kinh tế văn hóa xã hội, có môi trường sống được cải thiện do dự án triển khai; – Những người có khả năng đóng góp vào việc tối ưu hóa lợi ích, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án nhờ vào sự quan tâm, kiến thức, tiềm lực kinh tế xã hội đã có của họ: chính quyền địa phương, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức văn hóa tôn giáo và các tổ chức đã có của công đồng ở địa phương