Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu quốc tế: Bước ngoặt trong kinh tế học thế kỷ 20

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Keynes mất sau khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, sự nghiệp của ông cần phải được các học trò tiếp tục gánh vác và tạo ra một “kinh tế học mới”. Thật may mắn cho Keynes là Paul Samuelson - một nhà kinh tế học trẻ tuổi tài năng sẵn sàng tiếp bước sự nghiệp của ông. Paul Samuelson đã nâng tầm giao điểm Keynes bằng cách viết một cuốn sách giáo khoa có ảnh hưởng rất lớn đến giới kinh tế không chỉ trong một thế hệ. Để nắm rõ hơn về nội dung bài viết, mời các bạn cùng xem và tham khảo. | Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Hà #80 08/11/2013 BƯỚC NGOẶT TRONG KINH TẾ HỌC THẾ KỶ 20 Nguồn: Mark Skousen (2007). “A Turning Point in Twentieth-Century Economics” in M. Skousen, The Big Three in Economics: Adam Smith, Karl Marx, And John Maynard Keynes (New York: M.E.Sharpe), pp. 163-190. Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Hà Kinh tế học Keynes là đòn chí mạng nhất mà quyền lực của kinh tế học chính thống phải hứng chịu – W.H. Hutt (1979,12) Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, cuộc cách mạng Keynes đã càn quét qua toàn bộ giới kinh tế học. Đã có hai nhân tố tạo ra bầu không khí sôi sục này. Thứ nhất, ảnh hưởng sâu sắc và rộng lớn của cuộc đại khủng hoảng dường như đã chứng minh sự có lý của quan điểm Keynes – Mác khi cho rằng rằng bản thân chủ nghĩa tư bản thị trường vốn dĩ bất ổn và rằng thị trường có thể bị sa lầy tại mức cân bằng thất nghiệp một cách vô hạn định. Các nhà lịch sử kinh tế nhận thấy rằng chỉ có các chính phủ toàn trị tại Đức, Italy và Liên Xô là tỏ ra có tiến bộ trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp trong những năm 1930. Thật ngạc nhiên, trong Lời giới thiệu phiên bản tiếng Đức của Lý thuyết chung, chính Keynes thừa nhận rằng học thuyết của ông “được dễ dàng ứng dụng hơn trong môi trường nhà nước toàn trị so với việc áp dụng lý thuyết sản xuất và phân phối sản phẩm được sản xuất ra trong môi trường tự do cạnh tranh và sự tự do kinh tế trên phạm vi rộng lớn (1973a [1936], xxvi). ©Dự án Nghiencuuquocte.net 1 Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Hà Yếu tố thứ hai là Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã xảy ra ngay sau khi Lý thuyết chung được xuất bản, đã đưa ra những minh chứng thực tế mạnh mẽ đối với các chế định chính sách của Keynes. Chi tiêu chính phủ và thâm hụt tài chính đã tăng lên đột ngột trong suốt Chiến tranh thế giới lần thứ hai, thất nghiệp biến mất, và sản lượng của nền kinh tế tăng mạnh. Chiến tranh là “có lợi” đối với nền kinh tế, đúng như Keynes đã dự đoán (1973a [1936], 129). Như nhà sử học Robert M. .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.