Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chương 7: Quản lý nhân sự trong nhà trường
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Chương này nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về quản lý nhân sự trong nhà trường như khái niệm, triết lý của quản lý nhân sự, đặc điểm của lao động sư phạm, hoạch định nguồn nhân sự, phân công và sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ, đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Trang bị và nâng cao một số kỹ năng cơ bản về quản lý nhân sự như kỹ năng lập kế hoạch về nhân sự, phân tích công việc, tuyển dụng nhân sự, kỹ năng tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, kỹ năng đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. | Chương 7 QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRONG NHÀ TRƯỜNG Chương này nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về quản lý nhân sự trong nhà trường như khái niệm, triết lý của quản lý nhân sự, đặc điểm của lao động sư phạm, hoạch định nguồn nhân sự, phân công và sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ, đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Trang bị và nâng cao một số kỹ năng cơ bản về quản lý nhân sự như kỹ năng lập kế hoạch về nhân sự, phân tích công việc, tuyển dụng nhân sự, kỹ năng tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, kỹ năng đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Trên cơ sở lý luận và thực tế quản lý, giúp hiệu trưởng, các nhà quản lý nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của quản lý nhân sự, có thái độ tích cực đổi mới, cái tiến hoạt động quản lý nhân sự trong nhà trường ngày càng tốt hơn nhằm đạt được mục tiêu quản lý. A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ 1. Khái niệm về quản lý nhân sự Ngày nay, khi nhân loại bước vào nền kinh tế tri thức, người ta bắt đầu nói nhiều đến nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế thì đối với các nhà quản lý ở mọi lĩnh vực, vấn đề quản lý nhân sự được đặt lên hàng đầu. Khi người ta nói đến một tổ chức, một đơn vị làm ăn thất bại, thua lỗ, không phải vì thiếu vốn, thiếu trang thiết bị, thiếu cơ sở vật chất, mặt bằng mà người ta nghĩ ngay đến người lãnh đạo, thủ trưởng của đơn vị đó không đủ năng lực điều hành công việc, thiếu trang bị về kiến thức quản lý nhân sự hoặc thiếu kinh nghiệm trong chiến lược con người. Phân tích về những thành công của nền kinh tế Nhật Bản qua nhiều năm cho thấy rằng, sở dĩ đưa lại “Sự thần kỳ kinh tế Nhật Bản” có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân nổi bật nhất là chiến lược con người và chính sách nhân sự của họ. Vậy quản lý nhân sự là gì? Ta hiểu thế nào về quản lý nhân sự? Một nhà quản lý kinh tế từng nói “ Học vấn kinh doanh cơ bản của tôi không ngoài ba điều: đó là