Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khoa học và công nghệ với sự phát triển bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Trong bối cảnh phát triển hiện nay, TPHCM cần phát huy cao độ vai trò của khoa học và công nghệ, làm điều kiện, cơ sở và động lực để tiếp tục phát triển nhanh và bền vững với chất lượng và tốc độ cao hơn; nhằm làm tốt vai trò đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; tạo sức lan tỏa, thúc đẩy các tỉnh, thành phố khác phát triển. | TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 11 (207) 2015 24 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỖ VĂN THẮNG TPHCM là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn nhất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, mỗi năm đóng góp khoảng 30% GDP cả nước. Trong bối cảnh phát triển hiện nay, TPHCM cần phát huy cao độ vai trò của khoa học và công nghệ, làm điều kiện, cơ sở và động lực để tiếp tục phát triển nhanh và bền vững với chất lượng và tốc độ cao hơn; nhằm làm tốt vai trò đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; tạo sức lan tỏa, thúc đẩy các tỉnh, thành phố khác phát triển. Hiện nay, phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, một vùng hay một thành phố ngày càng phụ thuộc vào trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ. Điều đó đã được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011, tr. 218). TPHCM là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa họcS lớn nhất vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Mỗi năm nền kinh tế Thành phố đóng góp khoảng 30% trong tổng GDP của cả nước. Trong tương lai, mục tiêu mà Đảng, Nhà nước đặt ra cho TPHCM là: “phải tiếp tục phát triển nhanh và bền vững với chất lượng và tốc độ cao hơn mức bình quân của cả nước, làm tốt vai trò đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm Đỗ Văn Thắng. Thạc sĩ. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. phía Nam; đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại lớn của đất nước và khu vực Đông Nam Á; phát huy tốt vai trò vùng kinh tế động lực, tạo sức lan tỏa, giúp đỡ các tỉnh, thành phố khác phát triển” (Nông Đức Mạnh, 2010, tr. 79). Để thực hiện được nhiệm vụ này, ngoài những lợi thế có sẵn về lịch sử, địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội, con người, Thành phố cần phát huy hơn nữa vai trò của khoa học và công nghệ.