Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc - Nguyễn Tiến Minh
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài viết phân tích bối cảnh, cơ chế hợp tác kinh tế, các nội dung hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Trung Quốc trên các lĩnh vực cụ thể như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư; từ đó, chỉ ra những vấn đề đối với ASEAN và Trung Quốc trong quá trình đẩy mạnh sự hợp tác này. | tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc CHÍNH TRỊ - KINH TẾ Hợp HỌC Hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc Nguyễn Tiến Minh * Tóm tắt: Trong bối cảnh quan hệ hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc đang tiến triển theo chiều hướng tích cực, thì việc nghiên cứu thực trạng hợp tác kinh tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với Trung Quốc để có những biện pháp thúc đẩy sự phát triển mạnh hơn nữa mối quan hệ này có ý nghĩa quan trọng. Bài viết phân tích bối cảnh, cơ chế hợp tác kinh tế, các nội dung hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Trung Quốc trên các lĩnh vực cụ thể như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư; từ đó, chỉ ra những vấn đề đối với ASEAN và Trung Quốc trong quá trình đẩy mạnh sự hợp tác này. Từ khóa: Hợp tác; kinh tế; thương mại; ASEAN; Trung Quốc. 1. Đặt vấn đề Với mục tiêu chính là tăng cường đối thoại, thúc đẩy hợp tác trên nhiều cấp độ, nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội như thương mại, tài chính, năng lượng, nông nghiệp, môi trường, lao động, y tế, văn hóa, du lịch, v.v, tại Hội nghị Cấp cao không chính thức lần đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo các nước ASEAN và Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ý tưởng hình thành mở rộng hợp tác ASEAN sang các nước trong khu vực, trước hết là với các nước Đông Bắc Á, đã được lãnh đạo các nước ủng hộ. Trong tiến trình đó, hợp tác kinh tế thương mại ASEAN với Trung Quốc đã có những bước phát triển mới, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực. 2. Bối cảnh của hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc Từ những năm 1980 và đặc biệt là sau khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ra đời năm 1995, làn sóng hội nhập kinh tế khu vực lại bùng phát với nhiều biểu hiện mới về quy mô, mức độ và phạm vi địa lý. Riêng khu vực Đông Á (bao gồm Đông Nam Á và Đông Bắc Á) từ chỗ bị đánh giá là khoảng trống của liên kết khu vực, “chậm chân” trong làn sóng hội nhập kinh tế khu vực so với Tây Âu và Bắc Mỹ vào những năm 1970 - 1980 thì trong .