Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài động vật không xương sống ở nước tại khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Nội dung bài viết tiến hành điều tra, khảo sát khu hệ động vật không xương sống ở nước và bước đầu đưa ra dẫn liệu về thành phần loài động vật không xương sống ở nước tại khu vực này. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG Ở NƯỚC TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG, TỈNH THANH HÓA NGUYỄN QUỐC HUY, NGÔ XUÂN NAM, NGUYỄN NGUYÊN HẰNG, PHẠM THỊ DIỆP, LƯU TƯỜNG BÁCH i n inh h i v v ng r nh NGUYỄN VĂN VỊNH Trường i h Kh a h nhiên ih Q gia i CAO VĂN CƯỜNG Kh n hiên nhiên P L ng Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBBTN) Pù Luông (20o21’-20o34’ vĩ độ Bắc và 105o02’-105o20’ kinh độ Đông) thuộc địa phận hai huyện Bá Thước và Quan Hóa, phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa. Khu Bảo tồn gồm 2 khu vực chính, vùng lõi với diện tích 3.320ha và vùng phục hồi sinh thái với diện tích 4.342ha. Đặc điểm chủ yếu của hệ thống thủy văn là có 2 đường phân nước giữa 2 phụ lưu của suối Pưng và Chàm, trước khi hợp với sông Mã. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20-25oC. Lượng mưa trung bình/năm từ 1.500mm-1.600mm. Tổng số loài động thực vật đã được ghi nhận ở đây là 1.705 loài (trong đó 1.109 loài thực vật, 84 loài thú, 162 loài chim, 55 loài cá, 28 loài bò sát, 13 loài lưỡng cư, 158 loài bướm, 96 loài thân mềm) (Birdlife International and MARD, 2004). Tuy nhiên, cho tới nay chưa có công trình nghiên cứu nào về động vật không xương sống ở nước tại khu vực này. Từ thực tế đó, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát khu hệ động vật không xương sống ở nước và bước đầu đưa ra dẫn liệu về thành phần loài động vật không xương sống ở nước tại khu vực này. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu thập vật mẫu động vật nổi (ĐVN-Zooplankton) và động vật đáy (ĐVĐ-Zoobenthos) được tiến hành từ ngày 11/7 đến 04/8/2012 tại một số thủy vực thuộc KBTTN Pù Luông. 1. Phương pháp thu m u ĐVN Th nh ính: Vật mẫu được thu bằng lưới Zooplankton số 52. Tại mỗi điểm thu mẫu, dùng lưới chao đi chao lại nhiều lần trong tầng nước mặt. Th nh ư ng: Vật mẫu được thu bằng lưới Zooplankton số 57. Tại mỗi điểm nghiên cứu, lọc 20 lít nước ở tầng mặt qua lưới số 57, thu lấy 50ml. Toàn bộ vật mẫu sau khi thu được .