Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài lưỡng cư và bò sát ở vùng rừng Cao Muôn, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Qua 2 đợt khảo sát thực địa và phân tích mẫu vật, kết quả bước đầu đã xác định ở vùng rừng Cao Muôn, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi hiện có 32 loài lưỡng cư thuộc 21 giống, 6 họ, 1 bộ và 51 loài bò sát thuộc 38 giống, 16 họ, 2 bộ. Trong đó, có 21 loài quý hiếm, bao gồm 12 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP (2006), 18 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 8 loài trong Danh lục Đỏ IUCN (2010) và 6 loài đặc hữu của Việt Nam. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 67, 2011 DẪN LIỆU BƢỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI LƢỠNG CƢ VÀ BÒ SÁT Ở VÙNG RỪNG CAO MUÔN, HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI Lê Thị Thanh, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Lê Nguyên Ngật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội TÓM TẮT Qua 2 đợt khảo sát thực địa và phân tích mẫu vật, kết quả bước đầu đã xác định ở vùng rừng Cao Muôn, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi hiện có 32 loài lưỡng cư thuộc 21 giống, 6 họ, 1 bộ và 51 loài bò sát thuộc 38 giống, 16 họ, 2 bộ. Trong đó, có 21 loài quý hiếm, bao gồm 12 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP (2006), 18 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 8 loài trong Danh lục Đỏ IUCN (2010) và 6 loài đặc hữu của Việt Nam. 1. Mở đầu Rừng Cao Muôn được giới hạn bởi 6 xã thuộc huyện Ba Tơ, là huyện miền núi phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ngãi, nối liền Tây Nguyên và Duyên hải Miền Trung, những khu vực này đã được đánh giá có mức độ đa dạng sinh học khá cao. Tuy nhiên cho đến nay, các công trình nghiên cứu về tài nguyên sinh vật ở tỉnh Quảng Ngãi nói chung rất ít và chưa đầy đủ, trong đó, có nhóm lưỡng cư và bò sát. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, việc săn bắt động vật hoang dã ngày càng gia tăng, chưa có quy hoạch, cộng thêm những tác động khác của con người ảnh hưởng đến môi trường nên đã làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên suy giảm đến mức báo động. Vì vậy, nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở đây là cần thiết nhằm bổ sung dẫn liệu đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Ngãi, từ đó, làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn, phát triển du lịch sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và quản lí bền vững nguồn tài nguyên sinh vật này. 2. Thời gian, địa điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Khảo sát theo các tuyến, điểm được thực hiện ở vùng rừng Cao Muôn bao gồm vùng đệm, đã tiến hành khảo sát thực địa 2 đợt: - Đợt 1: Từ 25/9 đến 05/10 năm 2010, tại suối Lệ Trinh, sông Tô, sông Liên, tiểu khu 326 thuộc các xã: Ba Cung, Ba Chùa, Ba Động. - Đợt 2: Từ 20/02 đến 10/3 năm 2011, tại suối: Nước Gia, Nước .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.