Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu thực nghiệm động học quá trình sấy cà rốt bằng bơm nhiệt kiểu bậc thang
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu động học quá trình sấy (QTS) cà rốt dạng thái lát trong thiết bị bơm nhiệt kiểu bậc thang. Thí nghiệm được thực hiện ở chiều dày lát cà rốt 1cm với các kết quả sấy ở các mức nhiệt độ khác nhau của tác nhân sấy (TNS) ứng với các chế độ làm việc khác nhau của hệ thống sấy HTS–GT-01. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC (ISSN: 1859 - 4557) NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ĐỘNG HỌC QUÁ TRÌNH SẤY CÀ RỐT BẰNG BƠM NHIỆT KIỂU BẬC THANG RESEARCH ON KINETIC OF CARROT SLICES DRYING PROCEES BY STEP HEAT PUMP Trương Minh Thắng Trường Đại học Giao thông Vận tải Ngày nhận bài: 18/4/2018, Ngày chấp nhận đăng: 19/5/2018, Phản biện: TS. Bùi Mạnh Tú Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu động học quá trình sấy (QTS) cà rốt dạng thái lát trong thiết bị bơm nhiệt kiểu bậc thang. Thí nghiệm được thực hiện ở chiều dày lát cà rốt 1c m với các kết quả sấy ở các mức nhiệt độ khác nhau của tác nhân sấy (TNS) ứng với các chế độ làm việc khác nhau của hệ thống sấy HTS–GT-01. Từ khóa: Động học sấy, sấy bơm nhiệt, sấy sà rốt, bơm nhiệt kiểu bậc thang, vận hành bơm nhiệt. Abstract: This paper introduced the results of studies on experimental kinetic of carrot slices in step heat pump drying process. The 1 cm carrot slices used to experiment peformed at different temperatures of air drying at avaliable operating mode of HTS-GT-01. Keywords: Drying kinetic, heat pump drying, carrot drying, step heat pump, heat pump operation. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cà rốt là một trong những loại thực phẩm được đánh giá là giàu chất dinh dưỡng nhất trong các loại rau quả và cũng được trồng khá phổ biến. Ở Việt Nam thời vụ từ tháng giêng đến tháng bảy, hạt cà rốt sẽ nảy mầm sau khoảng 2 tuần và bắt đầu thành củ trong khoảng từ 2 đến 3 tháng. Năng sất thu hoạch của cà rốt có thể lên tới 30÷40 tấn củ/ha và 0,2÷0,8 tấn hạt/ha. Ở miền bắc Việt Nam có tỉnh Hải Dương là một trong những địa phương có sản Số 16 lượng và vùng chuyên canh cây cà rốt rất lớn do giá trị kinh tế của cà rốt mang lại. Trong củ cà rốt có khoảng 80÷90% nước; 0,046 độ axit trung tính bằng axit sunfuaric; chất đạm 1÷1,87%; chất béo 0,02÷0,08%; glyxit tính theo tinh bột khoảng 6÷9,3%; xenluloza 1,4÷1,6%; tro 0,9÷1,03%; tinh dầu cà rốt có mùi thơm nồng và mạnh với hàm lượng khoảng 0,8÷1,6% thành phần chủ .