Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đặc điểm phát triển thể chất của học sinh dân tộc thiểu số lứa tuổi 11-14 khu vực Tây Nguyên thời điểm 10/2018
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Nghiên cứu được thực hiện trên nhóm đối tượng gồm 160 học sinh các dân tộc thiểu số (HSDTTS) có độ tuổi từ 11 đến 14 tuổi khu vực Tây Nguyên theo 3 nhóm chỉ tiêu, test. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phát triển thể chất của HS DTTS tuân thủ quy luật sinh học tự nhiên, hoàn thiện và tăng trưởng cùng với sự gia tăng của tuổi, số liệu thu được ở mẫu nghiên cứu có độ tập trung. | BµI B¸O KHOA HäC - Sè 1/2019 ÑAËC ÑIEÅM PHAÙT TRIEÅN THEÅ CHAÁT CUÛA HOÏC SINH DAÂN TOÄC THIEÅU SOÁ LÖÙA TUOÅI 11-14 KHU VÖÏC TAÂY NGUYEÂN THÔØI ÑIEÅM 10/2018 Vũ Chung Thủy*; Đặng Văn Dũng* Lê Thị Uyên Phương** Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện trên nhóm đối tượng gồm 160 học sinh các dân tộc thiểu số (HS DTTS) có độ tuổi từ 11 đến 14 tuổi khu vực Tây Nguyên theo 3 nhóm chỉ tiêu, test. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phát triển thể chất của HS DTTS tuân thủ qui luật sinh học tự nhiên, hoàn thiện và tăng trưởng cùng với sự gia tăng của tuổi, số liệu thu được ở mẫu nghiên cứu có độ tập trung. Chiều cao đứng phát triển có sự khác biệt giữa nam và nữ,ở nữ tiếp tục tăng mạnh đến tuổi 11, trong 3 năm (9,10,11tuổi) tăng gần 30cm, sau tuổi 11 mức tăng chậm (gần 2cm/năm); ở nam tăng trưởng đều, trung bình đạt 5cm/năm. Kết quả đã cho thấy, sự thay đổi nội tiết khi trẻ nữ bước vào giai đoạn phát dục trưởng thành sớm hơn và mạnh hơn nam giới là nhân tố chính thúc đẩy phát triển thể chất ở giai đoạn này. So sánh với các nghiên cứu khác cho thấy các chỉ số nhân trắc của HS DTTS độ tuổi 11-14 thấp hơn kết quả nghiên cứu các năm gần đây và cao hơn so với giai đoạn trước năm 2000. Cân nặng được đánh giá trong sự phát triển cân đối với chiều cao cơ thể thông qua BMI (theo tiêu chuẩn của FAO) thì độ tuổi 11–12 cả nam và nữ đều nằm trong khoảng thiếu cân độ I, sang tuổi 13,14 đạt mức trung bình. Về chức năng sinh lý được đánh giá theo 3 chỉ tiêu: Dung tích sống, Phản xạ đơn, Phản xạ phức. Kết quả kiểm tra cũng cho thấy một qui luật tương tự và đạt mức trung bình thấp. Thể lực được đánh giá theo 7 test phản ánh toàn diện các tố chất: Nhanh, mạnh, mềm dẻo, sức bền và khả năng phối hợp vận động. Nhìn chung, các tố chất thể lực phát triển theo tuổi với nhịp độ tăng trưởng không đều giữa các độ tuổi, giữa trẻ nam và nữ có sự khác biệt. Ở nữ, ngoại trừ sức mạnh tăng nhanh suốt giai đoạn này, thì các tố chất còn lại đều giảm hoặc tương đương độ tuổi 10. Ở nam, sức mạnh tăng nhanh sau tuổi