Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đánh giá năng lực thích ứng của nông dân tỉnh Trà Vinh dưới tác động của xâm nhập mặn

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá năng lực thích ứng của nông dân tỉnh Trà Vinh dưới tác động của xâm nhập mặn. Kết quả khảo sát cho thấy các hộ nông dân ở các vùng có nhận thức khác nhau về xâm nhập mặn tương ứng với mức độ xâm nhập mặn, trong đó Vùng 2 là nơi đang xảy ra mâu thuẫn giữa cơ hội và thách thức cao hơn hai vùng còn lại. Cũng theo mức độ xâm nhập mặn, động lực thích ứng cũng giảm dần từ Vùng 1 đến Vùng 2 và Vùng 3. Tuy nhiên, năng lực thích ứng của Vùng 3 và Vùng 1 cao hơn hẳn Vùng 2. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THÍCH ỨNG CỦA NÔNG DÂN TỈNH TRÀ VINH DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA XÂM NHẬP MẶN Lưu Đức Trung(1), Nguyễn Đan Tâm(2), Đào Nguyên Khôi(1,2) (1) Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh (2) Trung tâm Quản lý Nước và Biến đổi khí hậu, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh âm nhập mặn là một trong những vấn đề lớn của các tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có tỉnh Trà Vinh, và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Vì vậy, việc đánh giá năng lực thích ứng cho người nông dân là rất cần thiết để đưa ra các giải pháp thích ứng phù hợp. Với phương pháp tiếp cận Motivation - Ability (MOTA: Động lực – Năng lực), nghiên cứu đã tiến hành điều tra với 103 phiếu khảo sát về nhận thức, động lực và năng lực của nông dân tại ba khu vực của tỉnh Trà Vinh tương ứng với ba mức độ xâm nhập mặn theo chiều từ biển vào nội đồng. Kết quả khảo sát cho thấy các hộ nông dân ở các vùng có nhận thức khác nhau về xâm nhập mặn tương ứng với mức độ xâm nhập mặn, trong đó Vùng 2 là nơi đang xảy ra mâu thuẫn giữa cơ hội và thách thức cao hơn hai vùng còn lại. Cũng theo mức độ xâm nhập mặn, động lực thích ứng cũng giảm dần từ Vùng 1 đến Vùng 2 và Vùng 3. Tuy nhiên, năng lực thích ứng của Vùng 3 và Vùng 1 cao hơn hẳn Vùng 2. Từ các kết quả này, các nhà ra quyết định có thể đề xuất các chính sách theo hướng “dưới-lên” để chính sách mang tính khả thi và phù hợp hơn. Từ khóa: Năng lực thích ứng, động lực thích ứng, xâm nhập mặn, tỉnh Trà Vinh X 1. Đặt vấn đề Xâm nhập mặn là yếu tố gây ảnh hưởng chính đến nông dân tỉnh Trà Vinh với hơn 30% là đồng bào người Khơme (Bioforsk, 2014), vì mặn nơi đây xâm nhập theo hai bên sông Hậu và sông Cổ Chiên. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH), với kịch bản nước biển dâng thêm 1m thì diện tích xâm nhập mặn (XNM) với độ mặn 4 g/l của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ tăng thêm 25% so với năm 2004 (tăng lên 334.000 ha), và sự mở rộng của môi trường nước lợ .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.