Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của thuyên tắc phổi tại hồi sức ngoại, Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Thuyên tắc phổi là một biến chứng nặng, nguy cơ đột tử cao. Bệnh nhân tại khoa Hồi sức ngoại có nguy cơ cao bị thuyên tắc tĩnh mạch sâu, đưa đến thuyên tắc phổi. Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát đặc điểm lâm sàng, và cận lâm sàng của thuyên tắc phổi tại khoa Hồi sức ngoại. | Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của thuyên tắc phổi tại hồi sức ngoại, Bệnh viện Nhân dân Gia Định Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA THUYÊN TẮC PHỔI TẠI HỒI SỨC NGOẠI, BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH Huỳnh Văn Bình*, Đinh Hữu Hào*, Đinh Nam Hải** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Thuyên tắc phổi là một biến chứng nặng, nguy cơ đột tử cao. Bệnh nhân tại khoa Hồi sức ngoại có nguy cơ cao bị thuyên tắc tĩnh mạch sâu, đưa đến thuyên tắc phổi. Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát đặc điểm lâm sàng, và cận lâm sàng của thuyên tắc phổi tại khoa Hồi sức ngoại. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu quan sát, mô tả 25 trường hợp thuyên tắc phổi tại khoa Hồi sức ngoại, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 12/2014 – 08/2016. Biến số nghiên cứu chính là triệu chứng lâm sàng chính để chẩn đoán thuyên tắc phổi. Biến số nghiên cứu phụ là sự liên quan giữa thời gian mắc bệnh với có áp dụng dự phòng, sự thay đổi các yếu tố gây tăng đông máu, và vị trí huyết khối gây thuyên tắc phổi. Kết quả nghiên cứu: triệu chứng lâm sàng chính là thở nhanh (100%), các triệu chứng lâm sàng khác gồm: sốt (68%), nhịp tim nhanh (64%), giảm SpO2 (56%), và tụt huyết áp (32%). Bệnh nhân dự phòng thuyên tắc tĩnh mạch sâu bằng vớ áp lực liên tục có thời gian xảy ra thuyên tắc phổi muộn hơn bệnh nhân không dự phòng (17 ngày so với 9 ngày, p = 0,001). Các yếu tố gây tăng đông máu gồm: tăng fibrinogen (68%), tăng yếu tố VIII (44%), tăng yếu tố IX (32%), giảm antithrombin III (32%), giảm protein C (28%), và giảm protein S (12%). Vị trí huyết khối: tắc hoàn toàn (52%); tắc không hoàn toàn (48%); tắc một nhánh động mạch (40%), tắc nhiều nhánh (60%). Kết luận: thở nhanh là triệu chứng lâm sàng chính gợi ý chẩn chẩn đoán thuyên tắc phổi, sau khi đã loại trừ các nguyên nhân có thể gây ra. Huyết khối gây tắc hoàn toàn và tắc nhiều nhánh động mạch phân thùy là chủ yếu. Từ khóa: thuyên tắc phổi, thuyên tắc tĩnh mạch