Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
SKKN: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cho trẻ 5- 6 tuổi tại lớp Lá 5 Trường Mầm non Krông Ana
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng trong công tác giảng dạy môn Làm quen chữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi tại lớp Lá 5 Trường mầm non Krông Ana, đồng thời đề ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng trong việc tổ chức cho trẻ làm quen chữ cái, giúp cho trẻ có một tâm thế sẵn sàng về mặt thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm hay một số kĩ năng cần thiết cho trẻ. | SKKN: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cho trẻ 5- 6 tuổi tại lớp Lá 5 Trường Mầm non Krông Ana Tên đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cho trẻ 5 6 tuổi tại lớp Lá 5 Trường Mầm non Krông Ana . SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN LÀM QUEN CHỮ CÁI CHO TRẺ 5 6 TUỔI TẠI LỚP LÁ 5 TRƯỜNG MẦM NON KRÔNG ANA Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Lý do lý luận Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5 6 tuổi có ý nghĩa to lớn trong quá trình giáo dục, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ về mọi mặt như: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và tình cảm xã hội, thẩm mỹ. Ở trẻ mẫu giáo, hoạt động vui chơi đóng vai trò vô cùng quan trọng, nhưng khi bước vào lớp một, hoạt động học tập đóng vai trò chủ đạo, nên việc cho trẻ làm quen chữ cái tại trường mầm non không phải là việc đưa chương trình tiếng Việt lớp một vào giảng dạy, mà ở đây, trẻ 5 6 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo thông qua hoạt động học tập. Chính vì vậy, giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo trong tiết dạy lấy trẻ làm trung tâm cho mọi hoạt động, khơi dậy niềm say mê, sự hứng thú của trẻ với môn học làm quen chữ cái, từ đó trẻ dễ dàng lĩnh hội kiến thức, làm tiền đề cho quá trình học tập của trẻ sau này. Thông qua hoạt động làm quen chữ cái, trẻ được phát triển năng lực trí tuệ, khả năng quan sát, tư duy mạch lạc, mở rộng vốn hiểu biết, trẻ không chỉ học cách đọc chữ, nhận dạng mặt chữ và còn tìm hiểu cách viết, tô chữ, đây là một phương tiện đặc biệt quan trọng không thể thiếu được ở trường tiểu học. Tuy nhiên, đây là hoạt động tương đối khó, đòi hỏi trẻ phải tập trung cao độ, đồng thời giáo viên không ngừng tìm tòi, sáng tạo, đổi mới phương pháp giúp trẻ hứng thú, tích cực khi tham gia hoạt động. 1.2 Lý do thực tiễn .