Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tổng quan về vị trí pháp lý của tiền mã hóa (Bitcoin) tại một số quốc gia trên thế giới – Định hướng xây dựng khung pháp lý về tiền mã hóa tại Việt Nam
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài viết tập trung phân tích và bình luận về bản chất của tiền mã hóa (điển hình là Bitcoin) và vị trí pháp lý của loại tiền này tại Việt Nam thông qua so sánh với các quốc gia như Pháp (Châu Âu) và Thái Lan, từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Cụ thể, bài viết chỉ ra rằng tại Pháp, tiền mã hóa được xem là một loại tài sản, tuy rằng hiện tại luật của Pháp vẫn chưa thừa nhận khả năng thanh toán bằng tiền mã hóa cho mọi giao dịch, dù trên thực tế nó có thể quy đổi ra thành tiền. | Tổng quan về vị trí pháp lý của tiền mã hóa (Bitcoin) tại một số quốc gia trên thế giới – Định hướng xây dựng khung pháp lý về tiền mã hóa tại Việt Nam Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 3(2):119- 125 Bài Tổng quan Tổng quan về vị trí pháp lý của tiền mã hóa (Bitcoin) tại một số quốc gia trên thế giới – Định hướng xây dựng khung pháp lý về tiền mã hóa tại Việt Nam Nguyễn Thị Hồng Nhung* , Nguyễn Thị Mỹ Hạnh TÓM TẮT Bài viết tập trung phân tích và bình luận về bản chất của tiền mã hóa (điển hình là Bitcoin) và vị trí pháp lý của loại tiền này tại Việt Nam thông qua so sánh với các quốc gia như Pháp (Châu Âu) và Thái Lan, từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Cụ thể, bài viết chỉ ra rằng tại Pháp, tiền mã hóa được xem là một loại tài sản, tuy rằng hiện tại luật của Pháp vẫn chưa thừa nhận khả năng thanh toán bằng tiền mã hóa cho mọi giao dịch, dù trên thực tế nó có thể quy đổi ra thành tiền. Còn tại Thái Lan, tiền mã hóa đã được xem như một loại chứng khoán và có thể giao dịch trên sàn chứng khoán. Trong khi đó tại Việt Nam, mặc dù còn nhiều ý kiến trái chiều, tuy nhiên với những quy định hiện hành, tiền mã hóa đã đủ được xem là một loại quyền tài sản được ghi nhận tại Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015. Và do đó, mặc dù không được sử dụng làm phương tiện thanh toán như tiền pháp định, nhưng tiền mã hóa có thể là đối tượng của các hoạt động trao đổi, giao dịch như một loại chứng khoán theo mô hình của Thái Lan. Việc quản lý tiền mã hóa theo mô hình chứng khoán sẽ giúp Việt Nam kiểm soát được tối đa các giao dịch tiền mã hóa bất hợp pháp như rửa tiền, tài trợ khủng bố . Bên cạnh đó, việc công nhận giao dịch tiền mã hóa dưới hình thức chứng khoán còn giúp tăng thu cho ngân sách Nhà nước thông qua việc đánh thuế vào các giao dịch và thu nhập có được từ các giao dịch đó. Từ khoá: tiền mã hóa, Bitcoin, thanh toán, trao đổi, hàng hóa GIỚI THIỆU