Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Cảm nhận về bài thơ Tự Tình II của thi sĩ Hồ Xuân Hương
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Thực ra, lịch sử văn học trung đại Việt Nam vẫn có quy luật này: hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết tồn tại và phát triển song song trong suốt trường kì lịch sử vẫn luôn luôn có tác động qua lại. Khi những tinh hoa của hai bộ phận này kết tụ lại ở những cá tính sáng tạo nào đó, trong những điều kiện lịch sử nhất định, thì đất nước lại được thấy sự xuất hiện của những thiên tài văn học với những áng thơ văn bất hủ. Ấy là những trường hợp Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,. | Cảm nhận về bài thơ Tự Tình II của thi sĩ Hồ Xuân Hương Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Tự Tình II của Hồ Xuân Hương Bài làm Niculin, một người Nga, nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam, đã phát biểu nền văn học dân gian Việt Nam thời trung cổ không được thừa nhận vào lĩnh vực thơ ca cao cấp". Thực ra, lịch sử văn học trung đại Việt Nam vẫn có quy luật này: hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết tồn tại và phát triển song song trong suốt trường kì lịch sử vẫn luôn luôn có tác động qua lại. Khi những tinh hoa của hai bộ phận này kết tụ lại ở những cá tính sáng tạo nào đó, trong những điều kiện lịch sử nhất định, thì đất nước lại được thấy sự xuất hiện của những thiên tài văn học với những áng thơ văn bất hủ. Ấy là những trường hợp Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,. Tuy nhiên, ở Hồ Xuân Hương, quy luật này vẫn có một khía cạnh đặc biệt khác thường. Đây là trường hợp tư tưởng dân gian lấn át hẳn tư tưởng chính thống mà các tác giả Nho học, dù là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du cũng không hoàn toàn dứt bỏ được. Một tinh thần nổi loạn quyết liệt muốn san bằng mọi đẳng cấp trong xã hội, một khát vọng được sống, được hưởng hạnh phúc đúng với nghĩa thiết thực nhất, người nhất, trần tục nhất, chống lại mọi ràng buộc của lễ giáo phong kiến và tất cả những gì trái với tự nhiên một thứ tư tưởng đặc biệt đề cao người phụ nữ là hạng người bị khinh rẻ nhất trong xã hội phong kiến và lấy quy luật Tạo hoá làm chuẩn, đề cao sự sống tự nhiên như trời đất giao hoà, âm dương giao phối. Một thứ tư tưởng đi thẳng từ tục lộ thờ cúng sinh thực khí, từ những lễ hội nam nữ giao phối tượng trưng còn tồn tại mãi sau này ở nhiều làng xã Việt Nam, từ những bức tranh Đông Hồ như Hứng dừa, Đánh ghen hay những bức khắc gỗ Các cô gái tắm ao vẫn còn đó ở đình Thổ Tang, Vĩnh Phúc, từ những truyện tiếu lâm, .