Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Olympic học và quản lý chuyên ngành thể dục thể thao: Phần 2 - ĐH Phạm Văn Đồng

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

(NB) Phần 2 Với mục tiêu cung cấp cho sinh viên những kiến thức về xã hội hoá TDTT cùng các giải pháp. Cách thức xây dựng một đề án phát triển TDTT thành tích cao và thể thao quần chúng, xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển TDTT quần chúng trong giai đoạn mới, các ý nghĩa về kinh tế TDTT. Đồng thời các kiến thức về Điều khiển học trong quản lý TDTT và ứng dụng điều khiển học để 3 xây dựng một kế hoạch phát triển TDTT. | Bài giảng Olympic học và quản lý chuyên ngành thể dục thể thao Phần 2 - ĐH Phạm Văn Đồng PHẦN 2. QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH THỂ DỤC THỂ THAO Chương 1. XÃ HỘI HÓA THỂ DỤC THỂ THAO 1.1. Cơ sở lý luận của xã hội hóa TDTT Trong bài phát biểu tại hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa 7 đồng chí Đỗ Mười Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ quot Giáo dục cho mọi người là mục tiêu có ý nghĩa chiến lược nhưng sức khỏe cho mọi người cũng không kém phần quan trọng quot . Để thực hiện được mục tiêu trên các ngành văn xã như Giáo dục - Đào tạo Văn hóa Y tế TDTT. không thể hoạt động và phát triển theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp như trước đây mà phải hoạt động và phát triển trên cơ sở xã hội hóa để tạo phương thức tổ chức quản lý và hoạt động năng động sáng tạo phù hợp với cơ chế kinh tế mới cơ chế thị trường có quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa tức là các vấn đề xã hội nói chung và TDTT nói chung phải được toàn xã hội chăm lo đầu tư phát triển. Trước đây việc giải quyết các vấn đề xã hội nói chung dựa vào ngân sách do Nhà nước cấp nay phải chuyển mạnh sang phương thức xã hội hóa. Hiện tại giai đoạn phát triển nền kinh tế ở nước ta đang đặt ra cho xã hội một yêu cầu đổi mới cơ bản về tư duy phương thức hoạt động trên mọi lĩnh vực trong đó có vấn đề xã hội hóa TDTT. Xã hội hóa đòi hỏi phải có sự phân công và hợp tác lao động một cách phù hợp với điều kiện xã hội. Nền tảng của xã hội hóa là giải quyết các mối quan hệ trong quá trình thực hiện mục tiêu và tạo ra được sự phân công hợp tác lao động phù hợp với quy luật kinh tế - xã hội và xu hướng phát triển tất yếu của lịch sử. 1.2. Xã hội hóa TDTT 1.2.1. Khái niệm xã hội hóa TDTT Xã hội hóa TDTT là một quá trình phát triển TDTT mang tính lịch sử xã hội. Đây là sự chuyển dịch cơ bản về quan điểm tổ chức quản lý phương thức hoạt động chỉ đạo phối hợp và phân công lao động trên lĩnh vực TDTT nhằm biến sự nghiệp TDTT thành sự nghiệp do dân vì dân và toàn bộ xã hội đều phải có trách

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.