Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào thiết kế mẫu lời nói chỉ vị trí (sách giáo khoa tiếng Nga 10)

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Mục đích nghiên cứu này nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là dạy học tiếng Nga trong giai đoạn hiện nay, người thầy giáo tiếng Nga cần phải tìm cách tốt nhất gây hứng thú cho học sinh để các em học tốt hơn một ngôn ngữ vừa khó và chưa có một vị thế thích hợp ở trường trung học phổ thông (THPT), qua đó góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giảng dạy Nga ngữ cho học sinh phổ thông. | Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào thiết kế mẫu lời nói chỉ vị trí sách giáo khoa tiếng Nga 10 Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN VÀO THIẾT KẾ MẪU LỜI NÓI CHỈ VỊ TRÍ SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG NGA 10 Huỳnh Thị Hồng Khanh SV năm 5 Khoa Nga văn GVHD ThS Nguyễn Thị Minh Nguyệt 1. Mở đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Chúng ta đang ở vào thế kỷ XXI thế kỷ mà cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển như vũ bão dẫn đến sự bùng nổ thông tin đòi hỏi phải đổi mới trong nhiều lĩnh vực và phương pháp dạy học không là một ngoại lệ. Sự thâm nhập các lĩnh vực khoa học cho phép người ta dịch chuyển các các tiếp cận khoa học tiếp cận hệ thống tiếp cận mô đun. vào quá trình dạy học làm xuất hiện những phương pháp dạy học phức hợp Dạy học nêu và giải quyết vấn đề dạy học dự án mô đun dạy học. Lịch sử giảng dạy ngoại ngữ có bề dày hàng nghìn năm và trong quá trình đó phương pháp giảng dạy ngoại ngữ cũng không ngừng thay đổi có thể kể đến phương pháp truyền thống phương pháp nghe nói giáo học pháp nghe nhìn đường hướng giao tiếp. Trong số đó đường hướng giao tiếp xuất hiện sau cùng được coi như là một cuộc Cách mạng trong giảng dạy ngoại ngữ với những nguyên tắc như dạy ngoại ngữ tính đến nhu cầu về ngôn ngữ của người học dạy ngoại ngữ trong các tình huống giao tiếp dạy ngôn ngữ phải bao hàm dạy các kiến thức văn hóa xã hội lấy người học làm trung tâm. Tuy nhiên sau một thời gian áp dụng trên các đối tượng người học khác nhau trên thế giới đường hướng giao tiếp cũng đã bắt đầu bộc lộ những điểm yếu không thích hợp. Theo R. Gallisson đường hướng giao tiếp không đáp ứng được tính đa dạng và tính phức tạp của nhu cầu và vẫn là sản phẩm của một phương pháp giảng dạy mang tính toàn năng trong khi yêu cầu lại hướng về một phương pháp giảng dạy theo xu hướng ngữ cảnh hóa. Và người ta tự hỏi sau đường hướng giao tiếp sẽ là giáo học pháp nào có thể đáp ứng được sự đa dạng của các tình huống sư phạm trong dạy ngoại ngữ sự đa dạng về mục tiêu về văn hóa về .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.