Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đánh giá kĩ năng dự báo quỹ đạo bão của hệ thống mô hình tổ hợp

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài viết trình bày phương pháp đánh giá kĩ năng dự báo quỹ đạo cho hệ thống tổ hợp để đánh giá thông tin xác suất dự báo được vị trí đi qua của cơn bão (strike probability map) – hay sai số xác suất của quỹ đạo. | TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Bài báo khoa học Đánh giá kĩ năng dự báo quỹ đạo bão của hệ thống mô hình tổ hợp Trần Quang Năng1 Trần Tân Tiến2 1 Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia trannang030984@gmail.com 2 Trường Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội tientt49@gmail.com Tác giả liên hệ trannang030984@gmail.com Tel. 84 936328136 Ban Biên tập nhận bài 25 7 2020 Ngày phản biện xong 18 8 2020 Ngày đăng bài 25 9 2020 Tóm tắt Bài báo trình bày phương pháp đánh giá kĩ năng dự báo quỹ đạo cho hệ thống tổ hợp để đánh giá thông tin xác suất dự báo được vị trí đi qua của cơn bão strike probability map hay sai số xác suất của quỹ đạo. Một số kết quả đã được áp dụng cho hai hệ thống dự báo tổ hợp khu vực SREPS dựa trên mô hình WRF ARW WRF NMM và HRM sử dụng đa đầu vào GFS GSM GME GEM và NOGAPS và tổ hợp toàn cầu Var_EPS của Trung tâm Dự báo thời tiết hạn vừa Châu Âu ECMWF cho một số cơn bão hoạt động trên Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam trong giai đoạn 2012 2016. Đối với dự báo tất định từ sản phẩm dự báo trung bình tổ hợp các kết quả cho thấy việc giảm sai số khi so sánh với dự báo quỹ đạo của từng thành phần đơn lẻ đối với cả hệ thống SREPS và Var_EPS. Áp dụng phương pháp tính toán sai số xác suất dựa trên điểm số BS đã cho thấy kĩ năng dự báo quỹ đạo từ tổ hợp toàn cầu ổn định hơn so với dự báo tổ hợp khu vực. Từ khóa Dự báo tổ hợp Đánh giá kĩ năng dự báo xác suất quĩ đạo bão SREPS Var_EPS. 1. Đặt vấn đề Dự báo tổ hợp Ensemble Forecast EF là một tập hợp dự báo xác định tại cùng một thời điểm có thể được bắt đầu từ các điều kiện ban đầu khác nhau 1 thời điểm bắt đầu dự báo khác nhau hoặc dựa trên các mô hình khác nhau và hướng đến 3 mục đích i Tăng cường chất lượng dự báo thông qua trung bình tổ hợp dự báo tất định từ dự báo tổ hợp ii Cung cấp một chỉ số định lượng về độ tin cậy của dự báo dự báo kỹ năng dự báo và iii Làm cơ sở cho dự báo xác suất dự báo xác suất từ dự báo tổ hợp . Lý thuyết EF được đặt nền móng từ những năm 70 và bắt đầu đưa vào ứng dụng đầu

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.