Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
FTA thế hệ mới và những yêu cầu đặt ra đối với cải cách thể chế của Việt Nam

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài viết đánh giá những nỗ lực của Việt Nam trong việc cải cách thể chế để đáp ứng được yêu cầu của 2 FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA). Đồng thời chỉ ra những thách thức của quá trình hội nhập sâu rộng. | FTA THẾ HỆ MỚI VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI CẢI CÁCH THỂ CHẾ CỦA VIỆT NAM TS. Lý Hoàng Mai Viện Kinh tế Việt Nam Tóm lược Cải cách thể chế để đáp ứng được yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế là một trong những nhiệm vụ cấp bách trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của kinh tế Việt Nam. Bài viết đánh giá những nỗ lực của Việt Nam trong việc cải cách thể chế để đáp ứng được yêu cầu của 2 FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu EVFTA . Đồng thời chỉ ra những thách thức của quá trình hội nhập sâu rộng. Qua đó đề xuất một số giải pháp để kinh tế Việt Nam vượt qua được các thách thức và đón bắt thành công những cơ hội do hội nhập mang lại. Từ khóa FTA thế hệ mới thể chế Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã nâng lên một tầm cao mới khi Việt Nam đã tham gia 2 FTA thế hệ mới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu EU EVFTA. Tham gia 2 FTA thế hệ mới này cơ hội và thách thức luôn đi kèm với kinh tế Việt Nam vấn đề quan trọng nhất trong cải cách thể chế của Việt Nam là phải tạo lập được những khung khổ pháp lý hiệu quả để Việt Nam đón bắt thành công các cơ hội và vượt qua được các thách thức. Cho đến nay đã có nhiều học giả nghiên cứu và phân tích về hoàn thiện hệ thống pháp luật để đáp ứng yêu cầu của 2 FTA thế hệ mới. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau Việt Nam là quốc gia có trình độ phát triển kinh tế gần như thấp nhất trong số các nước thành viên CPTPP bên cạnh các nước phát triển như Nhật Bản Singapore Australia New Zealand với nền kinh tế thị trường còn ở mức sơ khai thiếu kinh nghiệm tổ chức đặc biệt trình độ khoa học và công nghệ của Việt Nam cũng đang ở vị trí thấp. Các nước thành viên CPTPP có các cam kết thực thi với yêu cầu cao về môi trường lao động cạnh tranh và các .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.