Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Sinh học THCS: Những kiến thức cơ bản nhất về sinh thái học (phần 1) phục vụ giảng dạy Sinh học THCS

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Sinh học THCS: Những kiến thức cơ bản nhất về sinh thái học (phần 1) phục vụ giảng dạy Sinh học THCS có nội dung gồm 4 chương: chương 1 - môi trường và các nhân tố sinh thái, chương 2 - mối quan hệ tương hỗ giữa các nhân tố môi trường và sinh vật, chương 3 - tập tính động vật, chương 4 - quần thể sinh vật (Biotic population). Mời các bạn cùng tham khảo. | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH - - TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG THƢỜNG XUYÊN MÔN SINH HỌC THCS Lƣu hành nội bộ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH - - NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN NHẤT VỀ SINH THÁI HỌC PHẦN 1 PHỤC VỤ GIẢNG DẠY SINH HỌC THCS Quảng Bình 2016 NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN PHẦN SINH THÁI HỌC PHẦN 1 PHỤC VỤ GIẢNG DẠY SINH HỌC THCS Chƣơng 1 MÔI TRƢỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 1. Môi trƣờng Mỗi sinh vật đều sống trong môi trường đặc trưng của minh ngoài đó ra sinh vật không thể tồn tại được. Ví dụ cá sống trong nước các con nhông cát sống trên các bãi cát khô hạn giun đất sống trong các lớp đất ẩm giàu mùn. Trên bề mặt Trái Đất có thể phân chia tổng quát thành 2 nhóm chính Môi trường vô sinh hay không sống abiotic và môi trường hữu sinh hay môi trường sinh vật biotic . Môi trường vô sinh lại được chia thành môi trường đất nước và không khí. Cần nhớ rằng trong quá trình phát triển tiến hóa sinh vật thường tập trung ở những nơi thuận lợi nhất cho đời sống. Đó là môi trường nước rồi từ đó sinh vật tiến chiếm đất liền hình thành nên 2 nhóm sinh vật chủ yếu sinh vật dưới nước aquatic organisms và sinh vật trên cạn Terrestrial organisms . Trong môi trường bất kì sinh vật phải tìm được các điều kiện thuận lơi cho sự cư trú kiếm ăn làm tổ sinh sản nuôi con đồng thời chống lại vật ăn thịt và dịch bệnh. Vậy môi trường là một phần không gian bao quanh sinh vật ở đó sinh vật có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với các yếu tố cấu tạo nên môi trường bằng những phản ứng thích nghi về hình thái cấu tạo các đặc điểm sinh lí sinh thái và tập tính. Môi trường của sinh vật thường không ổn định liên quan với các giai đoạn phát triển của vỏ Trái Đất và sự biến đổi của khí hậu. Ví dụ sự hình thành lục địa và đại dương siêu lục địa tan rã và sự trôi dạt của các mảng lục địa. Những sinh vật được hình thành và phát triển trong điều kiện như thế đã phải trải qua bao biến cố lớn lao và thích nghi để tồn tại cho tới ngày nay. Vỏ Trái đất chỉ mới bước vào trạng thái tương đối yên tĩnh sau tuổi Băng hà lần

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.