Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk - Thực trạng và giải pháp

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Luận văn phân tích làm rõ cơ sở lý luận GDPL cho nhân dân các dân tộc ít người; đánh giá, phân tích thực trạng GDPL cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk; đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường ý thức GDPL cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk. | LUẬN VĂN Giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đăk Lăk - Thực trạng và giải pháp Mở ĐầU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công cuộc đổi mới ở nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo trong 15 năm qua quot đã đạt được những thành tựu quan trọng quot tạo tiền đề vững chắc đưa đất nước ta bước vào một thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Thực tiễn đổi mới đất nước đã chỉ rõ mối quan hệ biện chứng rằng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đòi hỏi tất yếu phải xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân. Nhà nước quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng pháp luật phát huy dân chủ và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa XHCN là phương thức không chỉ là để xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền mà còn là phương thức phổ biến chủ yếu để nhà nước quản lý xã hội có hiệu lực hiệu quả. Vì vậy quot Đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước phát huy dân chủ tăng cường pháp chế quot đã trở thành một trong mười nội dung lớn trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương khóa VIII trình Đại hội Đảng lần thứ IX. Tăng cường pháp chế XHCN là một nguyên tắc hiến định thể hiện trong Hiến pháp của Nhà nước ta. Để thiết lập một nền pháp chế thống nhất và vững chắc trên phạm vi cả nước để thiết lập trật tự pháp luật kỷ cương phép nước được nghiêm minh dân chủ và công bằng có rất nhiều con đường với nhiều giải pháp phong phú. Trong đó phải kể đến giải pháp trước mắt và lâu dài đảm bảo việc thực hiện pháp luật trở thành lối sống thói quen của Nhà nước và nhân dân - đó là đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật GDPL nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân. Chính vì vậy Chính phủ đã ra Chỉ thị số 02 CT-TTg năm 1998 và Quyết định số 03 QĐ-TTg ngày 7 1 1998 về việc ban hành kế hoạch triển khai công tác phổ biến GDPL. Trong Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Phan Văn Khải trình bày tại Kỳ họp thứ 10 Quốc

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.