Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Một số kinh nghiệm trong việc nuôi ếch đồng

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Thời gian gần đây, nhiều hộ nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tự mày mò chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng nhằm tạo điều kiện nâng cao thu nhập thêm trong gia đình. Nhiều hộ nông dân chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi cá rô đồng, cá lóc, bên cạnh một số hộ nông dân lại chọn ếch đồng để nuôi, bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và rút ra một ích kinh nghiệm nuôi ếch đồng như sau: . | Một số kinh nghiệm trong việc nuôi ếch đồng Thời gian gần đây, nhiều hộ nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tự mày mò chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng nhằm tạo điều kiện nâng cao thu nhập thêm trong gia đình. Nhiều hộ nông dân chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi cá rô đồng, cá lóc, bên cạnh một số hộ nông dân lại chọn ếch đồng để nuôi, bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và rút ra một ích kinh nghiệm nuôi ếch đồng như sau: - Thời gian nuôi: Khoảng tháng 4-5 dương lịch - Diện tích: Ao nuôi diện tích khoảng 1.200 m2 - Ao chuồng: + Ao phải được bao bọc cẩn thận bằng hàng rào tôn. + Dùng tôn quây thành hàng rào, xung quanh đào ao vuông, phần giữa ao trồng lúa tạo nguồn thức ăn côn trùng cho ếch. Dưới ao anh thả vài đám bèo lục bình, trên bờ trồng chuối, rau lang làm nơi trú ẩn, tạo bóng mát cho ếch vào mùa nắng. - Trọng lượng: Ếch tăng trưởng nhanh, sau 4 - 5 tháng đã đạt trọng lượng trung bình 8 - 10 con/kg. Trung bình khoảng 12-15 con/kg. - Ếch đồng luôn có giá cao, được thị trường ưa chuộng, có giá bán luôn ổn định từ 40.000 - 50.000 đ/kg. - Nguồn thức ăn của ếch đồng rất phong phú, có nhiều trong tự nhiên như cua, ốc, các loại côn trùng, cá tạp, giun đất và thức ăn viên công nghiệp có hàm lượng đạm cao. vì thế nuôi ếch đồng không tốn nhiều vốn mà lại cho thu nhập khá cao. - Cách cho ăn: Cho ăn vào sáng sớm và chiều tối, lượng thức ăn trong ngày bằng 5 – 7% trọng lượng ếch. Thức ăn được rải đều trên các tấm xốp nối trên mặt nước vì vậy cũng dễ kiểm soát lượng thức ăn cho ếch. - Nếu muốn nuôi tiếp thì cần ương dưỡng con giống, tỷ lệ lấy ví dụ như sau lấy 150 con ếch nái cho đẻ trứng với tỷ lệ ếch đực là 1/10. - Vấn đề phòng và trị bệnh cho ếch cũng rất đáng quan tâm. Khi môi trường nuôi bị ô nhiễm do nguồn nước bẩn, thức ăn bị thối rữa sẽ làm ếch bị nhiễm bệnh ngoài da, rồi nhiễm trùng sinh ra trướng bụng hoặc lở loét trên da, chúng sẽ bỏ ăn và chết sau vài ngày. Vì vậy cần thường xuyên thay nước cho ếch định kỳ 5 - 7 ngày một lần. Vệ sinh khử trùng toàn bộ khu vực nuôi ếch sau khi thu hoạch và trước khi thả giống bằng cách luân phiên các loại thuốc khử trùng như: Virkon, Oxidan-tca, Han-Iodin, Benkocid Khi có ếch chết hoặc có triệu chứng bệnh cần loại bỏ ngay ra khỏi ao nuôi. Tránh tiếng động mạnh đột ngột sẽ làm ếch sợ hãi kém ăn, chậm lớn. Đề phòng các dịch hại của ếch như cá dữ, rắn, chuột, mèo. Để nâng cao kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi, người nuôi cần tham gia các khóa tập huấn về KHKT thì hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn, khi đó nhiều nông dân tham gia đầu tư nuôi ếch và nguồn thu nhập cho người dân cũng sẽ cao hơn.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.