Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chủ nghĩa biểu hiện trong điện ảnh Đức

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Chủ nghĩa biểu hiện (Expressionism) là một khuynh hướng của nghệ thuật tạo hình, kiến trúc, văn học và điện ảnh hình thành và phát triển ở Đức từ 1905 đến 1920, lan rộng ảnh hưởng trong văn hóa một số nước khác ở châu Âu. Nảy sinh như là sự phản ứng lại những khủng hoảng xã hội đầu thế kỷ XX (chiến tranh thế giới 1914 – 1918), chủ nghĩa biểu hiện là tiếng nói của những con người công khai phản đối chiến tranh và tình trạng vô hồn của cuộc sống, chống lại sự áp chế. | Chủ nghĩa biểu hiện trong điện ảnh Đức Chủ nghĩa biểu hiện Expressionism là một khuynh hướng của nghệ thuật tạo hình kiến trúc văn học và điện ảnh hình thành và phát triển ở Đức từ 1905 đến 1920 lan rộng ảnh hưởng trong văn hóa một số nước khác ở châu Âu. Nảy sinh như là sự phản ứng lại những khủng hoảng xã hội đầu thế kỷ XX chiến tranh thế giới 1914 - 1918 chủ nghĩa biểu hiện là tiếng nói của những con người công khai phản đối chiến tranh và tình trạng vô hồn của cuộc sống chống lại sự áp chế của các cơ cấu xã hội đối với cá nhân và sự xơ cứng của những nguyên tắc cổ điển về nghệ thuật. Trong lĩnh vực điện ảnh Chủ nghĩa biểu hiện đã mang lại một hình thức tự sự vô cùng độc đáo và mới lạ xóa bỏ ấn tượng về sự độc tôn của điện ảnh Hollywood cổ điển đa dạng hóa cách nhìn và cách thể hiện của các nghệ sĩ đối với hiện thực. Sau khi Thế chiến thứ I kết thúc cảm giác thất vọng cùng nỗi hoang mang về một thế giới đang đổ vỡ và lụi tàn dường như đã lan thấm sâu xa vào tâm hồn các nhà văn các họa sĩ các nhà làm phim của nước Đức. Cùng thời điểm này tình trạng khủng hoảng của đời sống kinh tế - xã hội những cấm đoán và định kiến của thị trường điện ảnh Mỹ cũng như châu Âu sự lên ngôi và bành trướng của điện ảnh kinh điển Hollywood. càng khiến cho cánh cửa vốn hẹp với phim Đức lại ngày một hẹp hơn. Giữa lúc sóng gió ấy Decla - một công ty điện ảnh nhỏ tồn tại độc lập với công ty lớn của chính phủ - UFA đã mạnh dạn đầu tư làm một phim theo phong cách phi truyền thống - phong cách của Chủ nghĩa biểu hiện do hai tác giả trẻ Carl Mayer và Hans Janowitz viết kịch bản và ba họa sĩ dàn dựng đồ họa . Thật bất ngờ bộ phim phi Hollywood ấy - The Cabinet of Dr. Caligari 1920 - với chi phí làm phim không cao lại có được thành công vang dội ở Berlin rồi sau đó ở Mỹ Pháp và các nước khác. Tiếng vang của Caligari cùng với một số bộ phim khác cùng phong cách đã cuốn các nhà làm phim Đức vào một trào lưu rộng lớn mang tinh thần của Chủ nghĩa biểu hiện. Lúc này không chỉ các công ty nhỏ mà .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.